Đối với phương pháp tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 107 - 114)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

3.3.2.3. Đối với phương pháp tòa án

Thứ nhất, đối với các vụ án tranh chấp phát sinh do SCYK không kèm theo tính

chất hình sự mà chỉ có tranh chấp về dân sự thì cần một cơ chế để áp dụng trình tự xét xử theo thủ tục rút gọn. Thực tiễn thời gian qua đã chỉ ra rằng, theo đuổi các vụ kiện tại tòa án của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân thường kéo dài trong tình cảnh nguyên đơn (bệnh nhân, gia đình bệnh nhân) thường đã bị chịu một hậu quả nặng nề từ SCYK và bị đơn (bệnh viện, nhân viên y tế) bị áp lực về tâm lý, tinh thần khiến cho các tranh chấp trở thành “nỗi đau kép”. Khoản 3 Điều 316 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy

93

định “Trường hợp luật khác có quy định tranh chấp dân sự được giải quyết theo thủ

tục rút gọn thì việc giải quyết tranh chấp đó được thực hiện theo thủ tục quy định tại Phần này”. Hiện nay Bộ Y tế đang chủ trì soạn thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa

đổi, do đó tác giả nhận thấy cần luật hóa quy định này vào dự thảo luật mới.

Thứ hai, cần có quy định chi tiết làm rõ khoản 2 Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân

sự năm 2015 về các trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự và quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 về quyền được tôn trọng bí mật riêng tư các thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án để được áp dụng xét xử kín trong tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa.

94

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, sự cố y khoa đã đang là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Sự cố y khoa là điều tất cả mọi người không mong muốn xảy ra, vì nó có thể để lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với cả bệnh nhân và các bệnh viện. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã khái quát các vấn đề chung về sự cố y khoa và giải quyết tranh chấp sự cố y khoa. Tác giải đã phân tích rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân gây ra sự cố y khoa và trách nhiệm của các bên. Hiện nay có 3 phương pháp thường được sử dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện, đó là: Thương lượng, hòa giải, và tòa án.

Trên cơ sở hệ thống lại các lý luận, Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng sự cố y khoa tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của sự cố. Từ đó tác giả cũng đã phân tích cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại một số bệnh viện trên địa bàn. Thực tế cho thấy, hầu hết các tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa đều được giải quyết bằng phương pháp thương lượng, một số ít tranh chấp sử dụng phương pháp hòa giải và tòa án. Tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu những thành công, hạn chế, phân tích nguyên nhân của hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp sự cố y khoa tại các bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh. Từ thực trạng nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh. Đối với các bệnh viện, trước hết cần phải hạn chế tối đa việc phát sinh sự cố y khoa bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường làm việc cho các NVYT, công khai thông tin về SCYK, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh... Ngoài ra, để giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa có hiệu quả, các bệnh viện cần xây dựng quy trình xử lý tranh chấp, thực hiện chế độ bảo hiểm nghề nghiệp và nâng cao hiểu biết của các NVYT về quy định pháp luật. Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần phải nghiên cứu sửa đổi một số quy định còn bất cập về sự cố y khoa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; cần làm rõ hơn nội dung các quy định về phương pháp giải quyết các tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa.

95

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, giới hạn về thời gian và năng lực của tác giả nên luận văn mới chỉ tập trung vào ba nội dung chính, trong đó đi sâu vào phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp sự cố y khoa tại các bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp. Vẫn còn một số vấn đề có sự bất cập về chính sách, quy định pháp luật Việt Nam liên quan trách nhiệm của bệnh viện, trách nhiệm của các đơn vị sản xuất và cung ứng thuốc, thiết bị y tế, vật tư y tế… trong việc xảy ra và giải quyết tranh chấp sự cố y khoa... cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong các công trình nghiên cứu sau này./.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự, Hà Nội năm 2015;

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Tố tụng dân

sự, Hà Nội năm 2015;

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội năm 2009;

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng, Hà Nội năm 2010;

5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khiếu nại, Hà Nội năm 2011;

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tố cáo, Hà Nội năm 2018;

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội năm 2011;

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng, Hà Nội

năm 2016;

9. Bộ Y tế, Thông tư 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội năm 2018;

10. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/07/2006 của ban hành về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội năm

2006;

11. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết 03/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội năm 2012;

97

12. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Khảo sát Sự cố y khoa không mong muốn của điều

dưỡng bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy 2008 -2010, Tiền Giang năm 2010

13. Bộ Y tế, Báo cáo Kiểm soát nhiễm khuẩn Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội các năm 2005, 2008, 2012;

14. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, Hà Nội năm 2014;

15. Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, Phụ lục 2 - Báo cáo tóm tắt kết

quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2018, Công văn số 1200/KCB-

QLCL&CĐT ngày 25/10/2019;

16. Lương Văn Toản, Sự cố y khoa không mong muốn và giải pháp hoàn thiện quy trình kỹ thuật của điều dưỡng Bệnh viện Quân y 7B/Quân khu 7 năm 2015, Bệnh viện Quân y 7B/Quân khu 7 năm 2015;

17. Tống Anh Hào, Kỹ năng hòa giải các tranh chấp dân sự tại Tòa án, Bộ

tài liệu Hội nghị Tập huấn về quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.

18. Đinh Viết Nghĩa, Tổng quan về phòng ngừa sai sót, sự cố y khoa trong phẫu

thuật (An toàn phẫu thuật). Ban Quản lý chất lượng - Bệnh viện TƯ Quân đội 108

năm 2017;

Tài liệu tiếng nước ngoài:

19. Carol B. Liebman & Chris Stern Hyman, A Mediation Skills Model To Manage Disclosure Of Errors And Adverse Events To Patients, Project HOPE: The People-to-People Health Foundation, Inc. 7500 Old Georgetown Road, Suite 600, Bethesda, Maryland 20814 – USA 2004;

20. David H. Sohn , JD, MD & B. Sonny Bal , MD, JD, MBA, Medical Malpractice Reform: The Role of Alternative Dispute Resolution, University of Toledo Medical Center, 3000 Arlington Avenue, Toledo, OH 43551 USA & University of Missouri, Columbia, MO USA 2011;

21. Edward A. Dauer, LLB, MPH, Alternatives to litigation for health care conflicts and claims: alternative dispute resolution in medicine, University of Denver College of Law, 1900 Olive Street, Denver, CO 80220, USA 2002;

98

22. Food and Drug Administration (FDA), Manufacturer and User Facility Device Experience Database, USA 1991, 1993, 1996;

23. Institute of Medicine, To ERR is human: Building a safer health system, USA 1999;

24. J.T.Reason, J.Carthey and M.R.de Leval, Diagnosing “vulnerable system syndrome”: an essential prerequisite to effective risk management, Research Gate Journals 2001 (www.qualityhealthcare.com);

25. Levinson DR, Adverse Events in Hospitals: National Incidence Among Medicare Beneficiaries, Department of health and Human Services, USA 2010;

26. Localio AR, Lawthers AG, Brennan TA, Laird NM, Hebert LE, Peterson LM, Newhouse JP, Weiler PC and Hiatt HH, Relation between malpractice claims and adverse events due to negligence, Results of the Harvard Medical Practice Study III, Boston-Massachusetts-USA 1991;

27. Nieva.V.F. and Sorra.J, Safety Culture Assessment: A Tool for Improving Patient Safety in Healthcare Organizations, Quality & Safety in Health Care, USA 2003;

28. Patrick Waterson, Patient Safety Culture: Theory, Methods and Application, CRC Press is a member of the Taylor & Francis Group, an Informa company 2017

29. Physician Insurers Association of America, PIAA Claim Trend Analysis: A Comprehensive Analysis of Medical Malpractice Data Reported to the PIAA Data Sharing Project, Physician Insurers Association of America 2002;

30. SJ Cox, T. C. (1991), The structure of employee attitude to safety: an European example, Work and stress an International Journal of Work, Health & Organisations Volume 5 – 1991 (Pages 93-106);

31. Solmaz Khodapanahandeh and Siti Naaishah Hambali, Efficiency of Using “Alternative Dispute Resolution” Method in Medical Negligence Claims, AENSI Journals 2014;

99

32. US Department of Health and Human Services, Confronting the New Health Care Crisis: Improving Health Care Quality and Lowering Costs by Fixing Our Medical Liability System, Washington, DC 2011;

33. WHO, 10 facts on patient safety, Hà Nội 2019;

34. WHO, Patient Safety curriculum guide. Multi-professional Edition, Geneva, Thụy Sĩ 2011.

Tài liệu trực tuyến:

35. Báo Người lao động, Gian nan đòi bồi thường tai biến y khoa năm 2017, tại địa chỉ: https://nld.com.vn/thoi-su/gian-nan-doi-boi-thuong-tai-bien-y-khoa-201712 112209 5289.htm, truy cập ngày 30/09/2019;

36. Bộ Tư pháp, cổng thông tin điện tử - mục Trọng tài, hòa giải thương mại, tại địa chỉ: http://bttp.moj.gov.vn/qt/Pages/trong-tai-tm.aspx và http://bttp.moj.gov. vn/Pages/hoa-giai-thuong-mai.aspx và http://bttp.moj.gov.vn/Pages/hoa-giai-vien. aspx, truy cập ngày 20/09/2019;

37. Dossierfamilial, Résoudre un litige avec l'hôpital năm 2014, tại địa chỉ: https://www.dossierfamilial.com/social-sante/soins-et-prevention/resoudre-un-litige -av ec-lhopital-342623, truy cập ngày 19/09/2019;

38. Google, công cụ tìm kiếm trực tuyến, tại địa chỉ: http://www.google.com. vn, truy cập lần cuối ngày 31/10/2019;

39. Greer TE. Alternative dispute resolution in medical liability cases. AAOS Now 2009, tại địa chỉ: http://www.aaos.org/news/aaosnow/jul09/managing7.asp, truy cập ngày 09/09/2019;

40. Nicola Slawson, NHS compensation payouts 'unsustainable', say health leaders năm 2018, tại địa chỉ: https://www.theguardian.com/society/2018/feb/02/nhs- compensation-payouts-unsustainable-say-health-leaders, truy cập ngày 30/08/2019; 41. Prachi Patel (2018), Relevance of Alternative Dispute Resolution in Medical Malpractice, tại địa chỉ: https://www.academia.edu/33831046/Relevance_of _Alternative_Dispute_Resolution_in_Medical_Malpractice, truy cập ngày 09/09/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 107 - 114)