Việc áp dụng phương pháp tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 83)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

2.2.4. Việc áp dụng phương pháp tòa án

Trong giai đoạn 2017-2019, cả tỉnh Quảng Ninh chỉ ghi nhận 01 vụ việc tranh chấp phát sinh trong SCYK được đưa ra tòa án để giải quyết. Vụ án diễn biến tóm tắt như sau:

Năm 2009, ông Nguyễn Thành Dương bị ngã nên được người nhà đưa vào bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để điều trị. Theo các tài liệu của ông Dương nộp cho tòa án thì bệnh viện kết luận ông bị chấn thương gãy kín cổ xương đùi, phải tiến hành phẫu thuật đóng đinh nội tủy cổ xương đùi.

Bác sĩ phẫu thuật lúc đó là Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình tư vấn cho ông Dương tỷ lệ thành công của ca mổ đến 99%. Sau mổ, BV thông báo với gia đình ông Dương là ca mổ thành công. Ông Dương nằm viện thêm 5 ngày rồi ra viện, lúc

65

ra viện vẫn còn đau. Khi về nhà ông Dương vẫn đau, nên đã đi chụp kiểm tra tại phòng khám 468 (Uông Bí). Tại phòng khám này bác sĩ kết luận đinh không vít vào trung tâm xương đùi. Lập tức người nhà đưa ông Dương quay lại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khám. Bác sĩ phẫu thuật cho ông Dương đi chụp lại và vẫn kết luận không sao. Ngày sau gia đình ông Dương đưa lên bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám kiểm tra. Qua chụp chiếu, BV Trung ương Quân đội 108 kết luận ca mổ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí thất bại, nếu mổ lại thành công 50%, nếu thay khớp háng sẽ thành công 100%.

Tại BV Trung ương Quân đội 108, gia đình ông Dương chọn thay khớp háng cho ông. Hôm sau, trong quá trình khám trước phẫu thuật thì BV Trung ương Quân đội 108 phát hiện ông Dương bị đái tháo đường tuýp 2 nên không thể tiến hành mổ ngay mà phải điều trị 10 ngày ổn định mới mổ được. Theo ông Dương, trước đó bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí không nói gì về việc ông bị đái tháo đường mà vẫn tiến hành mổ. Sau phẫu thuật do trên nền bệnh đái tháo đường nên ông Dương suy thận phải điều trị tại trung tâm hồi sức tích cực 24 giờ. Sau đó được về khoa Chấn thương chỉnh hình điều trị tiếp đến ngày 03/03/2009 thì xuất viện.

Khi về nhà, sức khỏe tạm ổn định nhưng chỉ được một thời gian thì ông Dương bị sốt nên người nhà lại đưa tới đến bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khám, kết luận là sốt không rõ nguyên nhân sau phẫu thuật nên cho nhập khoa Ngoại. Sau đó Trưởng khoa Ngoại chẩn đoán ông Dương bị suy gan, suy thận. Gia đình đưa ông Dương đến bệnh viện Bạch Mai. Tại BV Bạch Mai kết luận ông bị sốt do suy gan cấp, men gan tăng cao, nhập viện điều trị 1 tuần.

Sau đợt điều trị tại Bạch Mai, ông Dương bị sứt chân, máu không cầm nên đến bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khám, được chẩn đoán là bị nhiễm trùng do biến chứng của đái tháo đường, được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai điều trị. Khi ra viện về nhà ông Dương lại bị tím chân nên gia đình tiếp tục đưa đến bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khám, sau đó được chuyển tiếp lên BV Bạch Mai rồi chuyển qua BV Việt Đức. Bệnh viện Việt Đức kết luận bị tắc động mạch và tiến hành phải phẫu thuật hai lần mới thông được hoàn toàn.

66

Hiện tại ông Dương tiếp tục điều trị ngoại trú tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí về căn bệnh đái tháo đường.

Cho rằng, việc thiếu sót của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của gia đình mình. Ông Dương từ một người khỏe mạnh, trụ cột chính của gia đình, nay đi lại rất khó khăn. Trên cơ sở nhiều lần làm việc với lãnh đạo bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để yêu cầu bệnh viện bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe của bản thân nhưng bệnh viện không bồi thường, không một lời động viên thăm hỏi tới ông. Chính vì vậy, ông Dương đã khởi kiện ra tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đòi BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí bồi thường hơn 800 triệu đồng.

Ngoài việc gửi đơn ra tòa, gia đình ông Dương còn có đơn khiếu nại lên Bộ Y tế và Cục Quản lý khám chữa bệnh về kết luận liên quan đến quy trình phẫu thuật và KBCB của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí với trường hợp của ông.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa bị đơn là Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) và nguyên đơn là ông Nguyễn Thành Dương (Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh) tại tòa án nhân dân thành phố Uông Bí; bản án sơ thẩm đã không chấp nhận yêu cầu của bị đơn.

Sau đó ông Dương cùng luật sư của mình đã kháng cáo lên tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh vì những sai phạm của Cục Quản lý khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế đã vi phạm nghiêm trọng trong việc thành lập Hội đồng chuyên môn:

Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thì Bộ Y tế phải thành lập Hội đồng chuyên môn. Thế nhưng kể từ ngày 16/12/2016, Tòa án Nhân dân thành phố Uông Bí có ra Quyết định trưng cầu giám định số 03/2016/QĐ-TCGĐ đến Bộ Y tế để xác định có hay không có việc sai sót về mặt chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, đến ngày 11/01/2017 gửi công văn số 217/2016/TANDUB và rất nhiều lần gửi công văn tiếp sau đó đề nghị hợp tác làm việc để ra kết luận nhưng mãi đến 14/04/2017 Bộ Y tế mới ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn. Như vậy, sau

67

94 ngày (tức hơn 3 tháng) mới thành lập Hội đồng chuyên môn là trái với quy định tại điểm b khoản 2 điều 74 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

Tuy nhiên, việc sai sót và vi phạm về thời gian cũng không nghiêm trọng bằng việc Hội đồng chuyên môn không mời người khởi kiện là ông Nguyễn Thành Dương tham gia một số phiên họp và phiên kết luận theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, hội

đồng chuyên môn phải họp và mời các bên liên quan đến tranh chấp tham gia một số phiên họp và phiên kết luận”.

Ông Dương và luật sư của ông cho rằng Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã vi phạm hết sức nghiêm trọng theo quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 74 của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Việc vi phạm nghiêm trọng đó đã xâm phạm một cách thô bạo đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là ông Nguyễn Thành Dương. Với việc vi phạm các quy định trên thì kết luận số 1341 ngày 18/9/2017 của Cục Quản lý khám chữa bệnh là không có giá trị về mặt pháp lý. Một văn bản không có giá trị về mặt pháp lý đã kéo theo việc tòa án căn cứ vào văn bản không có giá trị pháp lý để tuyên là vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng quy định pháp luật.

Ngày 17/5/2018, tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa bị đơn là Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) và nguyên đơn là ông Nguyễn Thành Dương (Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh). Vì cho rằng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí làm việc tắc trách, gây nên biến chứng lâu dài cho người bệnh nên ông Dương kiện đòi bệnh viện bồi thường hơn 800 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng giống phiên sơ thẩm, tại phiên phúc thẩm, Hội đồng xét xử bác toàn bộ những chứng cứ do Luật sư đưa ra, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu của bị đơn.

Như vậy: Sau ca mổ 10 năm trước và sau gần 02 năm theo đuổi vụ kiện tại tòa

án, cũng như nhiều lần đi lại giữa Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và các cơ quan chức năng thì toàn bộ những tranh chấp phát sinh sau SCYK mà ông Dương

68

gặp phải cho đến tận hôm nay vẫn chưa có hồi kết. Ông Dương vẫn tiếp tục hành trình đòi lại sự công bằng cho bản thân thông qua những lá đơn “kêu cứu” gửi đi khắp các ban ngành và cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 83)