Hòa giải ngoài tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

1.3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp

1.3.2.2. Hòa giải ngoài tòa án

a) Cơ sở để tiến hành phương pháp hòa giải ngoài tòa án:

Đối với các vụ việc tranh chấp trong SCYK hiện nay theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì “các bên tranh chấp có trách

nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp”.

Tuy nhiên ngoài quy định rất chung nêu trên thì chưa có một cơ chế chính thức nào cho hoạt động này. BYT hiện chưa ban hành bất kỳ một văn bản nào quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện hoạt động này.

Trên thực tế khi thực thi các quy định tại Điều 74 Luật Khám bệnh, chữa bệnh thì HĐCM phải họp và mời các bên liên quan đến tranh chấp tham gia một số phiên họp và phiên kết luận thì HĐCM cấp SYT trở lên thường sẽ đề nghị các bên đương sự hòa giải. Khi đó HĐCM sẽ đóng vai trò như một tổ chức hòa giải không chính thức, song hình thức này thường là không đạt được hòa giải thành vì BN và gia đình BN thường cho rằng HĐCM này không thực sự trung lập giữa các bên tranh chấp nên có các kết luận thiếu minh bạch và khách quan. Mặt khác các thành viên của HĐCM thường thiên về các chuyên gia phục vụ cho nhiệm vụ xác định nguyên nhân gốc của SCYK chứ không phải chuyên gia về pháp luật hòa giải.

32

Một quy định khác tại Điều 35 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định “Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành

lập tổ chức hòa giải để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”. Tuy nhiên đến hiện tại ở Việt Nam chưa có tổ

chức hòa giải nào được thành lập để phục vụ các tranh chấp liên quan đến y tế. b) Biện pháp bảo đảm để kết quả hòa giải thành ngoài tòa án có hiệu lực: Để kết quả hòa giải thành ngoài tòa án được bảo đảm có hiệu lực thi hành thì một trong các bên phải có đơn yêu cầu Tòa án công nhận. Việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án theo quy định tại điều 416 Bộ luật tố tụng dân sự: “Kết quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải”. Trên cơ sở đó kết quả hòa giải thành được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)