Hòa giải tại tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu của Luâ ̣n văn

1.3. Các phương pháp giải quyết tranh chấp

1.3.2.3. Hòa giải tại tòa án

a) Hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự

Về bản chất: Là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Hoạt động này do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự (VADS). Việc hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và công dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự.

Sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề có tranh chấp. Hoạt động này của tòa án được gọi là hòa giải VADS. Hòa giải VADS là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết VADS.

Cơ sở của hòa giải: Là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải VADS. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Tòa án có trách

33

nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Về phương pháp hòa giải: Hoạt động hòa giải được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm VADS. Tuy vậy, theo các Điều 246, 298 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, tòa án cũng hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS không? Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS thì toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy, việc hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc, trừ những việc không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không được hòa giải (Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Quy định này xuất phát từ tầm quan trọng của hòa giải. Nếu hòa giải thành cũng có nghĩa là tòa án đã hoàn thành việc giải quyết vụ án mà không cần mở phiên tòa.

Thành phần và thủ tục hòa giải:

Thành phần phiên hòa giải trong VADS giải quyết tranh chấp phát sinh do SCYK bao gồm (khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015):

- Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. - Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải.

- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự. - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có); - Người phiên dịch (nếu có).

Việc hòa giải là nhằm giúp cho các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của họ và làm cho việc giải quyết vụ án được hiệu quả cao mà không phải xét xử. Vì để cho các đương sự giải quyết với nhau bằng cách thương lượng, thỏa thuận nên sự thỏa thuận này phải được tòa án công nhận bằng một quyết định có giá trị bắt buộc đối với các bên. Bởi lẽ đó, quy định bắt buộc người đứng ra tổ chức hòa giải và chủ trì phiên hòa giải phải là thẩm phán.

34

Theo quy định của Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trước khi tiến hành phiên hòa giải, tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.

Theo Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Đối với những ý kiến của đương sự đưa ra cách giải quyết bất hợp lý như khởi kiện không có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm phán chủ trì phải kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa ra là không hợp lý để họ cân nhắc lại.

Về hậu quả pháp lý:

Khi đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì toà án lập biên bản hòa giải thành, làm cơ sở để tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Biên bản hòa giải phải có các nội dung theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:

Khi phiên hòa giải kết thúc, các đương sự đã tìm được tiếng nói chung, đã thỏa thuận được với nhau giải pháp để giải quyết tranh chấp, bảo đàm quyền và lợi ích hợp pháp của cả đôi bên và được ghi lại trong biên bản hòa giải. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định phải dành cho các bên đương sự một thời gian cần thiết nữa để họ suy nghĩ, cân nhắc lại tất cả những nội dung mà họ đã thỏa thuận. Thời hạn đó là 7 ngày (Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự) mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến tòa án mới ra quyết định công nhận.

35

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tòa án ban hành. Đương sự không có quyền kháng cáo, viện kiểm sát không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này.

Như vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã khép lại quá trình tố tụng đối với việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hòa giải, khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc vi phạm điều cấm của pháp luât, trái đạo đức xã hội.

b) Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Về bản chất: Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án

(Trung tâm này được tổ chức theo Công văn số 308/TANDTC-PC ngày 09/10/2018 của Tòa án nhân dân Tối cao): Xét về phạm vi, Hòa giải viên tại Trung tâm có quyền hòa giải tất cả các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những vụ việc pháp luật quy định không được hòa giải hoặc hòa giải không được. Tuy nhiên việc hòa giải này được thực hiện sau khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhưng chưa thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hoặc các bên có yêu cầu Trung tâm hòa giải tại Tòa án thực hiện việc hòa giải trong khi các bên chưa nộp đơn khởi kiện tại Tòa án theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao, khác một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Về phương pháp hòa giải: Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại

tại Tòa án (Công văn số 310/TANDTC-PC ngày 11/10/2018 của Tòa án nhân dân Tối cao): Hòa giải viên được quyền quyết định thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải, không buộc phải thu thập chứng cứ đầy đủ rồi mới bắt đầu phiên hòa giải. Mặc

36

khác nếu các bên tranh chấp yêu cầu, Hòa giải viên có thể hòa giải vụ việc ngoài trụ sở Trung tâm hòa giải. Hòa giải viên có được sự linh hoạt, không bị gò bó theo trình tự thủ tục của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Sau khi được phân công vụ việc cần hòa giải, Hòa giải viên sẽ thực hiện nghiên cứu hồ sơ và hòa giải trong thời hạn 20 ngày, trong trường hợp cần thiết việc hòa giải có thể tiến hành trong hai tháng nên được các bên đồng ý. Thông tin trong quá trình hòa giải phải giữ bí mật, tài liệu, lời trình bày của các bên tranh chấp và thông tin thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án không là chứng cứ, trừ trường hợp các bên đồng ý sử dụng các tài liệu, lời trình bày chứng cứ đó tại Tòa án.

Về hậu quả pháp lý: Hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa

án: Nếu hòa giải thành, các bên tranh chấp có thể lựa chọn 02 cách là làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo thủ tục vụ việc dân sự; hoặc rút đơn khởi kiện, Tòa án sẽ ban hành thông báo trả đơn khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Có một điểm cần lưu ý là hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự và hòa giải thí điểm tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể hòa giải viên do Tòa án lựa chọn và công nhận, Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tống đạt văn bản tố tụng… (Tống Anh Hào 2018, Kỹ năng hòa giải các tranh chấp dân sự tại Tòa án, Bộ tài liệu Hội nghị Tập huấn về quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tr 44-45).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp phát sinh trong sự cố y khoa tại các bệnh viện ở quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)