luật Việt Nam”, 2009, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
vẫn có thể yêu cầu để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
2.2. Thủ tục đăng ký cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn địa lý
Theo khoản 4 Điều 121 và khoản 2 Điều 123 Luật SHTT năm 2005, tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, trong giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý quy định cần thiết phải ghi thông tin các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý4. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân, tổ chức muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý, phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Nói cách khác, người có quyền sử dụng phải nộp đơn yêu cầu “giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Chỉ những người được cấp giấy chứng nhận đó mới được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bất cứ người nào khác đáp ứng tiêu chuẩn để sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận thì đều không được sử dụng chỉ dẫn địa lý. Có quan điểm cho rằng, việc tổ chức, cá nhân phải dừng sử dụng chỉ dẫn địa lý vì họ chưa làm thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là không hợp lý, chưa phù hợp với bản chất của chỉ dẫn địa lý, vì chỉ dẫn địa lý được hình thành và phát triển bởi chính tổ chức, cá nhân đang sử dụng chúng5.
Tuy nhiên, nếu chủ thể nào cũng được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý mà không có sự kiểm tra, giám sát về chất lượng, tính chất của sản phẩm bởi một tổ chức có thẩm quyền thì trường hợp danh tiếng và chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị giảm sút có thể xảy ra, gây thiệt hại đến các tổ chức, cá nhân khác. Thực tế đã chỉ ra sự bất cập trong việc tùy tiện sử dụng chỉ dẫn địa lý bởi một số chủ thể không đáp ứng được điều kiện đặc biệt là các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng khi đưa
sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý ra thị trường. Điển hình như chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, một số cơ sở sản xuất lấy màu pha với nước muối, thêm “hương vị nước mắm” rồi dán nhãn nước mắm Phú Quốc; sau đó, tung ra thị trường bán với giá rất rẻ. Hay đối với chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Mộc Châu chỉ được sử dụng để đóng bao sản phẩm 35 kg khi chuyển đi nơi khác bán chiếm đến 90%6. Khi đến tay nhà phân phối, người ta lại mở bao gói sản phẩm này ra để đóng thành gói lẻ bán ra thị trường, điều này khó tránh khỏi việc sản phẩm bị trộn lẫn với những sản phẩm chè được sản xuất từ nơi khác. Tương tự, nhiều sản phẩm cà phê thực tế không được sản xuất tại các khu vực được xác định trên bản đồ bảo hộ nhưng khi thực hiện đóng gói tại Buôn Ma Thuột liền được gắn với chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột7.
Để ngăn ngừa tình trạng nêu trên, cần thiết phải có cơ chế kiểm soát và tồn tại thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đối với các tổ chức, cá nhân đáp ứng được điều kiện đặt ra. Bên cạnh đó, quy định hiện hành về hoạt động cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý vẫn có một số bất cập sau:
Một là, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về thủ tục để tổ chức được giao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cấp quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Việc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là nội dung quan trọng của quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý. Trên thực tế, để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải làm hồ sơ đề nghị được cấp quyền (gồm đơn đề nghị và các giấy tờ khác theo yêu cầu) và gửi về cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị, tổ chức được giao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý tiến hành thẩm định và quyết định việc cấp quyền hay không cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Tuy