phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta” và Sổ tay hướng dẫn quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng – Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên.
hành vi “bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ”. Tuy nhiên, Dự thảo Luật lại không đề cập đến việc mở rộng hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý. Tác giả cho rằng, quy định của Dự thảo Luật là chưa đáp ứng được yêu cầu của CPTPP.
3. Kiến nghị
Để khắc phục những bất cập trong quy định của Luật SHTT năm 2005 về quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tác giả kiến nghị:
Thứ nhất, sửa đổi khoản 4 Điều 121 Luật SHTT năm 2005 theo hướng bổ sung thêm đối tượng được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Theo đó, khoản 4 Điều 121 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi như sau:“Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất, chế tạo, khai
thác hoặc kinh doanh, tiến hành giao dịch
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý”.
Thứ hai, sửa đổi Luật SHTT năm 2005 theo hướngbổ sungquy định về thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, điều kiện cấp quyền chỉ dẫn địa lý; bổ sung quy định về nghĩa vụ công khai danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bởi Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Thứ ba, sửa đổi điểm b khoản 7 Điều 124 LSHTT năm 2005 theo hướng mở rộng hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý như khoản 59 Điều 1 Dự thảo Luật; theo đó, điểm b khoản 7 Điều 124 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi như sau: “b) Bán, chào bán, quảng cáo để bán, trưng bày để bán, tàng trữ để bán, vận chuyển hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ”
Bùi Hữu Toàn*
*TS. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh