Pháp luật Việt Nam về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mớ

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 30)

sáng tạo đơn giản về trình tự, thủ tục cũng như dự phòng được những rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

2. Pháp luật Việt Nam về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

2.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, pháp luật về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã tạo lập khuôn khổ pháp lý bình đẳng trong việc huy động nguồn vốn như các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư lựa chọn.

Ở giai đoạn thành lập doanh nghiệp, nếu nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân thì vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản7. Trong trường hợp nhà đầu tư lựa chọn hình thức công ty thì phải làm thủ tục góp vốn, nghĩa là góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập8. Với các quy định hiện hành về vốn và thực hiện việc góp vốn khi thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp cũng được quyền góp bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam9; trong đó, vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật là tài

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)