Trương Thế Nguyễn, Trần Thanh Tú (2019), “Tính răn đe của hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 63 - 64)

hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22.

13. Minh Quân, “Khó xử lý thẩm mỹ viện hoạt động chui?”, https://congluan.vn/kho-xu-ly-tham-my-vien-hoat-dong-chui-post102901.html, truy cập ngày 25/8/2021. hoat-dong-chui-post102901.html, truy cập ngày 25/8/2021.

phạm của cá nhân, tổ chức và hàm ý không khuyến khích cá nhân, tổ chức khác thực hiện hành vi tương tự, với cơ chế thúc đẩy tâm lý “sợ bị phạt”; tâm lý đó sẽ làm cho các cá nhân kiểm soát tốt hành vi của mình cũng như đưa ra những lựa chọn thực hiện hành vi hợp pháp hoặc thậm chí là cá nhân có thể vẫn cố tình thực hiện hành vi nhưng sẽ có sự cân nhắc, tiết chế nhằm giảm thiểu mức độ sai phạm; nhờ đó mà nâng cao tính tuân thủ pháp luật tốt hơn12. Tuy nhiên, mức xử phạt đối với các vi phạm về kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ hiện nay vẫn chưa đủ sức răn đe, hay nói cách khác, giữa lợi ích có được do thực hiện vi phạm với thiệt hại gánh chịu do bị xử phạt là chưa tương xứng với nhau. Điều này dẫn đến tâm lý “sẵn sàng vi phạm để hưởng lợi” từ các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Qua phản ánh của báo chí, Thanh Tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt hàng loạt Thẩm mỹ viện về hành vi quảng cáo quá phạm vi chuyên môn được cấp phép như: Thẩm mỹ viện Sline, Thẩm mỹ viện Hoàng Sơn, Thẩm mỹ viện Hoàng Tuấn, Viện thẩm mỹ Asia… Tuy nhiên, dường như các mức xử phạt quá thấp không đủ mức răn đe, cho nên các Thẩm mỹ viện vẫn vô tư vi phạm, chấp nhận nộp phạt để kinh doanh dịch vụ13.

Hai là, quy định chế tài đối với một số vi phạm là chưa đầy đủ.

Theo Điều 3 Nghị định số 117/2020/NĐ- CP quy định cụ thể có 4 hình thức xử phạt

bổ sung gồm “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đình chỉ hoạt động có thời hạn; trục xuất”. Trong đó, “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt này không chỉ gây thiệt hại đến tài sản mà còn có ý nghĩa ngăn chặn việc các chủ thể sử dụng chính các tang vật, phương tiện này tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, các vi phạm hành chính về cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại Nghị định này đều không được áp dụng hình thức xử phạt

“tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”.

Theo Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”. Như vậy, hình thức xử phạt này chỉ được áp dụng khi thỏa mãn cả điều kiện “cần” và “đủ”. Có thể hiểu, điều kiện cần là “tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính”, điều kiện đủ là “hình thức xử phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nghiêm trọng với lỗi cố ý”. Qua khảo cứu, có một số hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ đáp ứng những điều kiện trên nhưng đều không được áp dụng hình thức xử phạt này. Đơn cử, với hành vi

“sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể ...” (khoản 6 Điều 40 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP)

có thể thấy, đây hành vi vi phạm nghiêm trọng, hành vi này gắn liền với tang vật, phương tiện “thuốc, các chất, thiết bị...” và các chủ thể vi phạm hoàn toàn có đủ khả năng nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý thực hiện vì mong muốn tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, áp dụng hình thực xử phạt “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” đối với vi phạm này là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được cung cấp dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da thông thường không được sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm. Như vậy, việc sử dụng thuốc, thiết bị,... để can thiệp vào cơ thể người là vượt quá phạm vi được phép hoạt động. Vì vậy, nếu không xem xét áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” sẽ giúp các chủ thể “có cơ hội” tiếp tục vi phạm. Đáng tiếc, vì lý do nào đó, mà nhà làm luật đã “bỏ quên” vai trò của hình thức xử phạt này đối với các vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)