Viên Thế Giang, Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trở thành động lực cho mô hình tăng

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 32 - 33)

trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam: Nhận diện rào cản và giải pháp khắc phục, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Rào cản thể chế đối với khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, do Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối

hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức, tháng 6/2018, Nxb. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tr.65 – 76.

cũng như hiện thực hoá các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Tình trạng này có thể dẫn đến các hệ quả cản trở cho hiện thực hoá mục tiêu một triệu doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi Luật doanh nghiệp với mục tiêu đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp mà thực chất là mới chỉ chú trọng đến sứ mệnh “khai sinh”. Tuy nhiên, để doanh nghiệp “sống” và duy trì sự tồn tại trên thị trường thì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp (mới thành lập) thông qua việc tiếp cận nguồn vốn mới chính là yếu tố quyết định.

Hai là, bản chất của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là không có nhiều kinh nghiệm tham gia thị trường nên có thể gặp nhiều trở ngại trong giới thiệu dự án khởi nghiệp, mô hình đổi mới sáng tạo đến thị trường một cách rộng mở nhất nên không có cơ hội để vươn ra thị trường. Hiện nay, mặc dù nhà nước đã áp dụng cơ chế tài chính, chính sách thuế đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ…14 nhưng chưa giải quyết được tận gốc điểm yếu của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là vốn đầu tư dài hạn để có thể “sống cùng” doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Bởi lẽ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cần môi trường và vốn để triển khai mô hình khởi nghiệp cũng như ý tưởng sáng tạo. Còn nhà đầu tư không chỉ quan tâm, đánh giá đến độ hấp dẫn của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp mà còn quan tâm đến khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư khi ra

quyết định đầu tư. Nói cách khác ước mơ tới thời đại dân doanh15 có những đóng góp quan trọng cho nền kinh rất cần có thêm những biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua cơ chế gọi vốn đơn giản, dễ thực hiện của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Ba là, thực tiễn thực hiện pháp luật về tiếp cận nguồn vốn cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cũng đã phát sinh nhiều bất cập, hạn chế đối với từng nguồn vốn mà doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo có thể tiếp cận.

Về nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cho thấy, để tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính với nhiều bước, công đoạn xét duyệt với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ. Thực tế này đã làm nản chí không ít các ý tưởng sáng tạo hoặc cản trở các mô hình khởi nghiệp được “ươm mầm” từ bầu sữa ngân sách nhà nước. Nói cách khác, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia chưa thật sự trở thành động lực đáng kể cho thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam16.

Về nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo rất khó có thể dùng mô hình khởi nghiệp hay ý tưởng đổi mới sáng tạo để làm tài sản bảo đảm khi vay vốn ở ngân hàng mặc dù pháp luật hiện hành đã cho phép chủ sở hữu quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ được dùng quyền tài sản đối với đối tượng

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)