Xem: Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 31 - 32)

đơn giản, nhanh chóng11 là nhân tố tạo sức hút cho các ý tưởng khởi nghiệp được đơm hoa, kết trái trong thực tiễn.

Thứ ba, thiết lập được khuôn khổ pháp lý cho hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thực hiện hoạt khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sẽ được hỗ trợ nếu đáp ứng điều kiện sau về thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo bao gồm: hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ…12 Về hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, pháp luật hiện hành quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo các hình thức mà pháp luật không cấm thông qua hai hình thức góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp

nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư13.

2.2. Những bất cập, hạn chế trong quy định về tiếp cận vốn cho khởi nghiệp và định về tiếp cận vốn cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Một là, dù có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, nhưng đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo chưa trở thành kênh thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư dù có nhiều lợi thế như tạo cơ hội việc làm, tạo động lực cho nền kinh tế thông qua dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành và chuyển động mạnh mẽ theo cơ chế thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này do yếu thế mới gia nhập thị trường, chưa có nhiều uy tín (đối với doanh nghiệp khởi nghiệp) và kết quả đổi mới sáng tạo mới được thể hiện “trên giấy”, chưa có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn nên cần phải có thời gian để kiểm chứng nên các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo chưa trở thành lựa chọn cho phần lớn nhà đầu. Nói cách khác, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp không phù hợp với nhà đầu tư chú trọng an toàn mà dành cho nhà đầu tư mạo hiểm; do đó, các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư lại rất thấp.

Không những thế, các nhà đầu tư mạo hiểm rất cẩn trọng, khó tính khi thẩm định trước khi ra quyết định đầu tư. Đây là trở ngại lớn nhất cho các quyết định khởi nghiệp

13. Xem: Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)