OECD (2012), OECD Economic Surveys: Chile 2012, OECD.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 56 - 57)

thuê quy định thanh toán định kỳ là bốn tháng một lần, đến tháng thứ ba bên thuê mua chưa thanh toán là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định thì bên thuê mua vi phạm và bên cho thuê mua có quyền chấm dứt hợp đồng. Ở Chile, việc thanh toán cho phép linh hoạt để tránh bị trục xuất khi người thuê mua mất khả năng thanh toán tạm thời, người thụ hưởng nhà ở xã hội có thể thanh toán trễ hạn tối đa ba tháng. Trợ cấp có thể bị rút lại nếu người thụ hưởng thanh toán trễ hạn hơn ba tháng. Tuy nhiên, việc rút trợ cấp của Chính phủ Chile không đương nhiên dẫn đến chấm dứt hợp đồng đang thực hiện10.

Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật về nhà ở của nước ta, những ràng buộc về phương thức thanh toán đã làm cho bên thuê mua không có sự lựa chọn nào khác bằng cách đi theo đúng công thức, bắt đầu bằng thanh toán trước 20%, phần giá trị nhà ở còn lại thanh toán hoàn tất trong thời gian thuê và cuối cùng là sở hữu căn nhà. Khi đó, bên thuê mua nếu không muốn mất số tiền mà mình đã trả cho toàn bộ giá trị căn nhà trong thời gian thuê mua bắt buộc phải mua nhà mà không có lựa chọn khác. Đây là điều không hợp lý, nó làm sai lệch bản chất của hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội, mua nhà ở là lựa chọn của bên thuê mua nhà ở thay vì mang tính áp đặt.

Để việc mua nhà không mang tính bắt buộc trong hợp đồng thuê mua, theo kinh nghiệm một số quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), một khía cạnh quan trọng trong phương thức thanh toán là giá mua cuối

cùng được đưa vào trong cơ cấu thanh toán

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)