Quan điểm này xuất phát từ cơ sở quy định của Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998 trước đây: “Tham

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 37 - 38)

nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi” (Điều 1). Theo định nghĩa này, hành vi tham nhũng được xác định bởi ba

yếu tố căn bản: thứ nhất, chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn; thứ hai, có yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó; thứ ba, có động cơ vụ lợi.

hối lộ được xếp ở Mục 2, còn tội nhận hối lộ lại đặt ở Mục 1. Điều này có nghĩa là, pháp luật Việt Nam chỉ coi tội nhận hối lộ là tội phạm về tham nhũng, còn hai tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ không phải thuộc nhóm các tội phạm về tham nhũng1. Do đó, theo quy định của BLHS năm 2015, các tội phạm về tham nhũng nói chung, tội nhận hối lộ nói riêng có chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, chủ thể của tội đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ có thể là bất kỳ người nào, nên các tội phạm này không được xếp vào nhóm tội phạm về tham

nhũng, nhưng vẫn thuộc nhóm tội phạm khác về chức vụ vì chúng có liên quan chặt chẽ đến hành vi nhận hối lộ và liên quan đến việc thực thi công vụ của chính bản thân người có chức vụ, quyền hạn2.

Cấu thành tội phạm với các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt đã được quy định cụ thể tại các Điều 354, 364 và 365 BLHS năm 2015.

Những điểm mới của BLHS năm 2015 về các tội phạm về hối lộ: So với BLHS năm 1999, quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm về hối lộ có những điểm mới như sau:

+ Mở rộng phạm vi của các tội phạm về hối lộ (khái niệm, phạm vi) sang khu vực tư (các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước).

+ Mở rộng chủ thể và đối tượng của tội phạm nhận hối lộ: Theo quy định được bổ sung tại khoản 6 Điều 354 BLHS năm 2015, chủ thể của tội nhận hối lộ còn có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

+ Mở rộng phạm vi “của hối lộ”: Khái niệm “của hối lộ” được quy định ở tội nhận hối lộ (Điều 354), đưa hối lộ (Điều 364), môi giới hối lộ (Điều 365)… “Của hối lộ” được đưa, nhận không chỉ gồm các loại lợi ích vật chất như tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác mà còn bao gồm các lợi ích phi vật chất, tức là những lợi ích tuy không quy giá trị thành tiền nhưng có khả năng đem lại sự hài lòng, sự thỏa mãn cho người nhận, do đó có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Ví dụ, khen ngợi trên phương tiện truyền thông, quan hệ tình dục, chỗ học tại một trường chuyên cho con cái… Việc mở rộng này phản ánh đầy đủ yêu cầu của Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc về “của hối lộ”, theo đó bất kỳ loại lợi ích nào

2. Xem: Võ Khánh Vinh, Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.97. gia, Hà Nội, 1994, tr.97.

3. Xem: Đào Lệ Thu, Những điểm mới quy định về các tội phạm về chức vụ trong BLHS 2015, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, ngày 16/5/2018. nhân dân điện tử, ngày 16/5/2018.

được đưa, nhận một cách bất chính để thay đổi hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người có thẩm quyền đều bị xem là “của hối lộ”, điểm này phù hợp với thực tiễn lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới3.

Quy định cụ thể về bên thứ ba hưởng lợi trong các tội phạm về hối lộ: BLHS năm 2015 quy định cụ thể và trực tiếp vấn đề bên thứ ba hưởng lợi từ hành vi hối lộ. Cụ thể Điều 354 về tội nhận hối lộ và Điều 364 về tội đưa hối lộ đều quy định “của hối lộ” có thể được thụ hưởng bởi chính bản thân người có chức vụ, quyền hạn hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác.

+ Quy định bổ sung hối lộ công chức nước ngoài: Theo BLHS năm 2015, đối tượng tác động của tội đưa hối lộ không chỉ có hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn của Việt Nam, mà còn bao gồm hoạt động thực hiện công vụ của công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công…

+ Thay đổi dấu hiệu định lượng ở một số cấu thành tội phạm: Dấu hiệu định lượng trong cấu thành tội phạm cơ bản của nhiều tội phạm về chức vụ đã có sự thay đổi. Đó là sự thay đổi của mức định lượng tối đa của giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị của hối lộ, giá trị của tài sản bất chính hoặc của thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Với tội nhận hối lộ, khung hình phạt cơ bản áp dụng đối với trường hợp “của hối lộ” có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng (BLHS năm 1999) lên từ 02 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng trong BLHS năm 2015 (mức tối đa đã tăng lên 10 lần).

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)