Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Lê An, Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 35 - 36)

sáng tạo ở Việt Nam, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Rào cản thể chế đối với khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương

trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu những vấn đề trọng điểm về khoa học xã hội

và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Mã số KX.01/16-20, Đề tài KX.01.17/16-20, Nxb. Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr.264-265.

mạng lưới này, các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo sẽ được giới thiệu cho công chúng và thị trường làm cơ sở cho nhà đầu tư lựa chọn. Đây là giải pháp cần được tiến hành song song với việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta. Thực tiễn cho thấy, có một “khoảng cách” từ dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến thị trường. Do đó, bảo đảm tiếp cận vốn cần được xem là một yêu cầu quan trọng trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thứ hai, nghiên cứu xây dựng quy định về phát triển quỹ đầu tư nhằm mục đích gọi vốn từ cộng đồng để đầu tư vào các ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Như đã phân tích ở trên, một trong những điểm yếu của các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ là rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hoặc từ các nhà đầu tư thiên thần dẫn đến nhiều ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo không thể hiện thực hoá. Theo kinh nghiệm ở Vương Quốc Anh, hình thức gọi vốn này đã huy động được 4,4 tỷ EUR trong năm 2015. Ngoài hình thức huy động vốn trên, một số hình thức gọi vốn khác cũng đã hình thành như gọi vốn đổi lấy cổ phần, gọi vốn vay20. Việt Nam hiện có một số Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp và có liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo như Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – gọi tắt là Quỹ SMEDF; Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Quỹ NAFOSTED; Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia - Quỹ

NATIF. Tuy nhiên, để tiếp cận vốn từ các quỹ này cũng không dễ dàng do các điều kiện tiếp cận vốn từ các quỹ này khá khó khăn. Chẳng hạn, việc vốn từ quỹ SMEDF đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 200 người. Tổng nguồn vốn nhỏ hơn 100 tỷ hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 300 tỷ. Doanh nghiệp SME hoạt động ở lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ được xem xét. Các doanh nghiệp về công nghệ và IT bị hạn chế ở nhóm này. Đối với Quỹ SMEDF đòi hỏi ở những doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi phù hợp Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định. Quỹ cũng yêu cầu đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia lớn hơn hoặc bằng 20% tổng vốn đầu tư…, đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay…21.

Do vậy, bên cạnh việc thành lập mới các quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, cần có chính sách thu hút các quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thông qua việc tạo lập môi trường pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có thể tiếp cận nguồn vốn trực tiếp từ thị trường vốn để tạo lập kênh mua bán chứng khoán của các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo được xem là bước đột phá. Bởi lẽ, theo kinh nghiệm quốc tế, với giao dịch mang tính “đặc thù”, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ít chịu ràng buộc bởi các quy

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)