Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng, Tlđd, tr 54.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 26 - 27)

nhiên, không phải ở địa phương nào cũng đưa ra được quy chế về quản lý chỉ dẫn địa lý và thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phù hợp, dẫn đến sự lúng túng cho cả phía tổ chức được giao quyền quản lý chỉ dẫn địa lývà tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý. Việc pháp luật không quy định cụ thể về thủ tục cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý dẫn đến sự không thống nhất giữa các địa phương khi đưa ra quy định về hoạt động cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Mỗi địa phương, khu vực có quy định khác nhau về hoạt động cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Hai là, pháp luật chưa quy định về điều kiện để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Việc quy định rõ các điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý là cơ sở cho việc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị được cấp quyền sử dụng và các điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý sẽ xem xét để trao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Trường hợp xây dựng quy chế quản lý trực tiếp cho từng chỉ dẫn địa lý thì các điều kiện sử dụng sẽ được quy định chi tiết hơn so với trường hợp xây dựng quy chế quản lý chung cho tất cả các chỉ dẫn địa lý của địa phương. Quy chế quản lý chung thường bao hàm các điều kiện tối thiểu sau: (i) được thành lập hợp pháp (nếu là tổ chức); (ii) có hoạt động sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thuộc khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; (iii) sản phẩm đáp ứng điều kiện bảo hộ; (iv) có hồ sơ đề nghị trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Quy chế riêng có thể quy định trực tiếp các điều kiện liên quan đến việc sản xuất, đóng gói, kinh doanh sản phẩm như: về nguyên vật liệu; về việc thực hiện các quy trình kỹ thuật cần có; về việc tuân thủ các quy định về việc sử dụng tem, nhãn sản phẩm; về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với một số sản phẩm thực phẩm).

Trên thực tế, mỗi địa phương vẫn đưa ra những điều kiện khác nhau để tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Chẳng hạn, Quy chế về quản lý chỉ dẫn địa lý đối với nhãn lồng Hưng Yên được xây dựng trên cơ sở phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên với Viện Thổ nhưỡng nông hóa và Quy chế về quản lý chỉ dẫn địa lý đối với cà phê nhân Robusta Buôn Ma Thuột được ban hành bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk đều cho phép người kinh doanh (không sản xuất sản phẩm) có thể được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, điều kiện để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho hai đối tượng này có điểm khác nhau. Đối với tổ chức, cá nhân chỉ hoạt đông thương mại không tổ chức sản xuất thì trong hồ sơ phải có văn bản liên kết hoặc hợp đồng mua sản phẩm với các tổ chức, cá nhân sản xuất nhãn đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” dùng cho sản phẩm nhãn lồng. Trong khi đó, đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê Buôn Ma Thuột không cần tài liệu này trong Hồ sơ xin cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý8.

Ba là, quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý chưa phù hợp với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Để bảo đảm phù hợp với quy định của Điều 18.77.2 CPTPP về xử lý hình sự đối với hành vi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (hoặc có thể thực hiện cam kết thông qua việc xử lý hành vi phân phối hoặc bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) ở quy mô thương mại, khoản 59 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi Luật SHTT năm 2005 (Dự thảo Luật) sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 124 (Sử dụng nhãn hiệu) quy định về các hành vi sử dụng nhãn hiệu theo hướng mở rộng hơn, từ hành vi “lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm” sang các

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)