Điều 40 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 29 - 30)

văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

hội thu hút đầu tư từ những nhà đầu tư tiềm năng. Hoạt động khởi nghiệp là sự thể hiện trên thực tế hành vi của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý cho ra đời mô hình kinh doanh phù hợp gắn với ngành nghề, điều kiện kinh doanh cũng như các chính sách khác của Nhà nước.

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hoạt động dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ cũng như mô hình công nghệ mới với “tiềm năng” phát triển theo phán đoán của người sáng tạo cũng như các chủ thể khác tham gia thị trường. Đặc trưng này dẫn tới các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để hiện thực hoá các mục tiêu kỳ vọng. Bởi lẽ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoàn toàn phụ thuộc vào thực tiễn khai thác, mức độ phù hợp của sản phẩm mới với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng mà những điều tra, nghiên cứu tiền khả thi rất khó có thể dự đoán hết. Những bất ổn của mô hình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo chỉ bộc lộ khi nó được hiện thực hoá trong thực tiễn. Do đó, khi quyết định đầu vốn hay cấp tín dụng cho doanh nghiệp khởi nhiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng phải cân nhắc thận trọng hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. Hiện trạng này tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc hiện thực hoá ý tưởng đổi mới sáng tạo. Dưới góc độ pháp lý, bảo đảm tiếp cận vốn của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ là vốn từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà còn dựa vào nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng và của nhà đầu tư trên thị trường. Điều này

đặt ra đòi hỏi các quy định về tiếp cận vốn

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)