điều kiện, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, năm 2018, tr. 68.
một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc4. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các bộ như Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và các cơ quan ngang Bộ khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có liên quan do mình quản lý5.
Ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ trong phạm vi toàn tỉnh. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ tại địa phương. Qua đó, tiến hành chỉ đạo, điều hành việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ trong phạm vị địa phương mình, góp phần bảo đảm sự quản lý, điều hành thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
Căn cứ vào Nghị định số 96/2016/NĐ- CP thì nội dung quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ gồm: (i) Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; (ii) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
(iii) Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; (iv) Báo cáo về tổ chức, hoạt động kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; (v) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm