Điều 17 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 33 - 34)

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ17. Nói cách khác, để nguồn vốn tự có phát sinh từ dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trở thành tài sản bảo đảm đòi hỏi phải có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho việc nhận tài sản bảo đảm làquyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ không chỉ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn cả các ngân hàng thương mại, đặc biệt là vấn đề định giá tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ; tính thanh khoản của tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ trong mối tương quan với việc xây dựng và vận hành thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

Đối với huy động vốn trên thị trường chứng khoán tập trung là tương đối khó khăn do các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đa phần có quy mô vừa và nhỏ, chưa phải là công ty đại chúng, đồng thời để trở thành công ty đại chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới

sáng tạo hầu tư như không đáp ứng được18. Ngoài ra, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở điều lệ quỹ; quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác là rào cản đáng kể trong thu hút nguồn vốn từ cộng đồng cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Bốn là, chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hình thức gọi vốn từ cộng đồng dựa trên nền tảng Internet. Thực tiễn cho thấy, ở Việt Nam, hình thức gọi vốn từ cộng đồng còn dè dặt, chưa tạo ra được sự ảnh hưởng đến thị trường khởi nghiệp sáng tạo, nhất là hình thức gọi vốn đổi lấy cổ phần chưa có mặt tại Việt Nam19. Đây là khoảng trống pháp lý cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn cộng đồng đa dạng. Do thiếu cơ sở pháp lý cho việc gọi vốn từ cộng đồng nên các dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo rất khó có thể đến được với số đông nhà đầu tư có nhu cầu góp vốn, mua cổ phần ở những dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Việc gọi vốn từ cộng đồng còn đặc biệt có ý nghĩa đối với các dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở khu vực nông thôn, gắn với khai thác giá trị văn hoá bản địa trong hoạt động du lịch sinh thái, khai thác, mở rộng giá trị thương mại sản phẩm của các làng nghề.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)