Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng xem cụ thể tại Điều 15 Luật Chứng khoán năm 2019 19 Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Lê An, Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 34 - 35)

19. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Lê An, Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp

sáng tạo ở Việt Nam, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Rào cản thể chế đối với khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương

trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu những vấn đề trọng điểm về khoa học xã hội

và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Mã số KX.01/16-20, Đề tài KX.01.17/16-20, Nxb. Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr.264-265.

nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp đã được thiết lập từ trung ương tới các địa phương với nhiều mô hình khởi nghiệp thành công. Nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo đã được ứng dụng trong thực tiễn, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, tận dụng các thế mạnh của mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh ở quy mô toàn nền kinh tế. Ngược lại, nếu các mô hình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo không được “ươm mầm” và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sẽ bị triệt tiêu hoặc không có cơ hội được đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam do được các đối tác nước ngoài với nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm mô hình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có tiềm năng cộng với nguồn vốn tối ưu để cho các mô hình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đâm chồi nảy lộc ở nước ngoài. Để phát huy tiềm năng phát triển cho các mô hình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thông qua tiếp cận đa dạng nguồn vốn, theo tác giả, cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu triển khai phát triển mạng lưới khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo như là giải pháp đột phá cho các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được giới thiệu đến công chúng và thị trường gắn với kết nối thu hút nhà đầu tư trên thị trường.

Theo Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 9/2/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 bổ sung thêm mục tiêu xây dựng hệ thống Trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ nghiên cứu phát triển, khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo vận hành thành công các Trung tâm với các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh so với khu vực và quốc tế; phát triển Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh mục tiêu xây dựng hệ thống Trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ nghiên cứu phát triển, khởi nghiệp sáng tạo Đề án cũng nhấn mạnh đến yêu cầu phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia khuyến khích sự tương tác, kết nối nguồn lực trong hệ thống các Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, nước ngoài; đến năm 2025 có chương trình hợp tác với đối tác quốc tế tại ít nhất 05 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín trên thế giới với tầm nhìn đến năm 2030 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đạt xếp hạng trong 15 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới nổi của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là cơ sở quan trọng tạo cầu nối cho các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gia nhập vào mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Trong

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghiên cứu lập pháp: Số 22/2021 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)