Khách hàng của thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác TUYỂN DỤNG NHÂN lực tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHÂN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM (Trang 64 - 65)

Trong kinh doanh ngành dịch vụ bạn không thể đặt ra mục tiêu là có thể phục vụ được tất cả các đối tượng khách hàng. Khách hàng, mỗi người một tính cách, một sở thích, một lối sống khác nhau, bạn không thể nào đáp ứng được tất cả nhu cầu của họ. Việc xác định khách hàng tiềm năng giúp bạn tập trung vào đối tượng cụ thể, giúp việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Để xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần dựa vào những yếu tố như: Độ tuổi của khách hàng, khả năng chi trả, văn hóa vùng miền, nhu cầu sở thích.

+ Độ tuổi của khách hàng: Doanh nghiệp sẽ phải xác định được khách hàng mình phục vụ ở những độ tuổi nào. Thì ở đây doanh nghiệp chú trọng vào độ tuổi từ 18 đến

50 tuổi, ở độ tuổi này hầu hết đã tự chủ được hành vi, cũng như tài chính của bản thân, đảm bảo sử dụng được sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, dưới hoặc trên độ tuổi mà doanh nghiệp nhắm đến, ví dụ như trẻ em, trẻ vi thành niên cũng được trải nghiệm dịch vụ nhưng phải có sự kèm cặp của ba mẹ, hoặc gia đình, người thân,..

+ Khả năng chi trả của khách hàng: Thu nhập cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp đề ra tiêu chí người có thu nhập trung bình cũng có thể dử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn năm sao nhưng giá thành chỉ ở mức độ trung bình. Do vậy thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng muốn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Văn hóa vùng miền: Thật ra văn hóa vùng miền được đặt vào doanh nghiệp chỉ để doanh nghiệp am hiểu về các văn hóa ăn uống hoặc giao tiếp của khách hàng, từ đó dể dàng nhận ra và phục vụ khách được tốt hơn.

Ví dụ: Người miền Nam thì ăn ngọt một chút, người miền Trung thì ăn cay, mặn vi đậm đà, người miền Bắc thì ăn lạt,…. Từ đó đồ ăn được phục vụ ở nhà hàng cũng sẽ được áp dụng đối với từng loại khách và theo yêu cầu của khách hàng. Nếu là du khách quốc tế, doanh nghiệp cần xác định được đó là khách Âu hay khách Á. Hoặc cụ thể hơn là họ đến từ quốc gia nào? Từ đó chúng ta biết được những đặc trưng, những bản sắc riêng để thiết kế phong cách cũng như lên kế hoạch cho các dịch vụ sẽ triển khai món ăn, set up hợp với nhu cầu của họ

+ Nhu cầu sở thích: Việc phân chia khách hàng dựa theo nhu cầu và sở thích để doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, khiến khách hàng hài lòng. Thường khách đến nhà hàng, họ sẽ nói đến sẽ thích của họ và nhà hàng sẽ triển khai bằng tất cả những gì có thể để làm hài lòng nhu cầu của khách.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác TUYỂN DỤNG NHÂN lực tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHÂN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w