Đãi ngộ môi trường làm việc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH đãi NGỘ NHÂN sự tại KHÁCH sạn KING’S FINGER (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.4.2. Đãi ngộ phi tài chính

1.4.2.2 Đãi ngộ môi trường làm việc

Tạo ra môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp cho nhân viên yên tâm và nhiệt tình làm việc. Khách sạn nên quan tâm đến việc xây dựng và nâng cấp môi trường làm việc cho người lao động.

Tạo dựng khơng khí làm việc là biểu hiện đầu tiên của chính sách đãi ngộ phi tài chính thơng qua môi trường làm việc: khơng khí làm việc tốt sẽ kích thích sự hăng say làm việc của người lao động. Ban lãnh đạo khách sạn xây dựng khơng khí làm việc thoải mái, vui vẻ. Tuy nhiên do tính chất cơng việc, ở một số bộ phận trong khách

sạn khơng khí làm việc cịn nặng nề và nhàm chán. Họ đang cần một sự thay đổi để tạo ra lịng nhiệt tình và hào hứng trong cơng việc.

Xây dựng các mối quan hệ trong khách sạn: Ngày nay, khi khối lượng công việc ngày càng nhiều thì sự ức chế tâm lý rất hay xảy ra đối với nhân viên. Lúc đó, tình cảm thân thiết của đồng nghiệp, sự quan tâm của các cấp quản lý có thể đem lại cho nhân viên một trạng thái nhẹ nhõm khi làm việc.

Trong khách sạn, các nhà quản lý nên chiếm được nhiều tình cảm của cơng nhân viên nên họ ln gắn bó gần gũi với nhân viên của mình. Các nhà quản lí nên quan tâm đến hồn cảnh gia đình của nhân viên, trao đổi với nhân viên về quan niệm sống, những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống gia đình. Qua trao đổi này, lãnh đạo sẽ hiểu được những khó khăn mà các nhân viên đang gặp phải và sẵn sang giúp đỡ khi cần thiết. Và qua đây, họ cũng hiểu được suy nghĩ, đặc điểm, tính cách của từng nhân viên để có cách ứng xử phù hợp.

Chính vì mong muốn xây dựng cho nhân viên một mơt trường làm việc đồn kết, thân thiết thì Ban giám đốc nên quan tâm đến việc chặn đứng những biểu hiện xung đột cá nhân. Mỗi khi giữa các nhân viên có sự mâu thuẫn nào đó, có thể từ cơng việc chun mơn, từ sự khơng nhất trí với quyết định của cấp trên, các nhà quản trị của khách sạn cố gắng lắng nghe và giải quyết một cách thấu đáo. Họ tạo điều kiện cho mỗi nhân viên được trao đổi thẳng thắn suy nghĩ, ý kiến của mình khi cịn bức xúc và mâu thuẫn. Nếu ý kiến đó là đúng thì nhà quản trị chỉ cho nhân viên thấy sự chưa đúng của mình và vui vẻ với quyết định đó. Theo Ban lãnh đạo của khách sạn thì chính sự trao đổi là cách để cho nhân viên gần gũi và hiểu nhau hơn.

Đảm bảo điều kiện và thời gian làm việc cho nhân viên trong khách sạn: Đối với người lao động điều kiện làm việc thực sự là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đến cơng việc của họ. Ban giám đốc có sự quan tâm đến điều kiện làm việc của nhân viên trong khách sạn. Người lao động đảm bảo đầy đủ các điều kiện làm việc như: ánh sáng, thoáng

mát, nhiệt độ khơng khí. Các phịng ban bố trí rộng rãi (5m2/ người) và được trang bị đầy đủ những phương tiện hiện đại như: vi tính, điện thoại, máy điều hồ, máy photocopy, máy fax…đối với nhân viên văn phòng. Còn đối với bộ phận tiếp xúc với khách thì ln tạo nhưng điều kiện tốt và tạo ra sự thoải mái nhất dành cho nhân viên.

Còn về thời gian làm việc, khách sạn ln bố trí sao cho đảm bảo sức khoẻ và trạng thái làm việc có hiệu quả nhất. Thời gian làm việc được điều chỉnh theo mùa: mùa hè ( sáng làm việc từ 8h đến 12h trưa, 13h đến 17h chiều, nghỉ trưa 1 tiếng) đối với nhân viên văn phòng nhưng đối với các nhân viên làm theo ca thì hạn chế mức tối thiểu để nhân viên làm ca đêm và đặc biệt ưu tiên phái nữ không phải làm ca đêm.

 Thời giờ nghỉ ngơi trong ngày làm việc của nhân viên:

o Nhân viên được nghỉ ít nhất 30 phút nghỉ trưa được tính trong thời gian làm việc nếu làm việc liên tục trong 8 giờ.

o Nhân viên làm việc ca đêm sẽ được nghỉ 45 phút giữa ca bao gồm cả thời gian ăn tối

o Nhân viên làm việc theo ca được nghỉ ngơi ít nhất 12 tiếng trước khi bắt đầu ca tiếp theo ( giữa các ca)

 Ngày nghỉ hàng tuần:

Số ngày nghỉ tùy thuộc vào quy định của mỗi khách sạn nhưng ngày nay hầu như các khách sạn quy định mỗi tuần nhân viên sẽ có từ 1-2 ngày nghỉ. Ngày nghỉ tuần có thể là ngày chủ nhật hoặc ngày bất cứ nào trong tuần. Trong trường hợp do tính chất cơng việc, nhân viên khơng được sắp xếp nghỉ tuần. Khách sạn phải đảm bảo rằng nhân viên sẽ có trung bình ít nhất 03 ngày mỗi tháng.

Trong một môi trường mà nhân viên trẻ chiếm đa số, thì khách sạn ln có được sự năng động, sáng tạo từ đội ngũ lao động trẻ này. Khách sạn dùng đội ngũ trẻ do ở họ có đầy đủ sự năng động, nhiệt tình và đầy sáng tạo. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhân viên trẻ phấn đấu trong cơng việc, hết mình vì sự phát triển của khách sạn.

Bên cạnh đó các khách sạn tổ chức các bữa tiệc, teambuilding dành cho nhân viên nhằm nâng cao đời sống tinh thần làm việc của nhân viên, tạo ra một mơi trường giúp nhân viên gắn bó với nhau hơn và đồng thời khơi dậy sự hứng thú khi làm việc cho nhân viên.

Có thể nói rằng sự quan tâm của ban lãnh đạo khách sạn đến công việc, tới môi trường làm việc của nhân viên đã làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn và từ đó làm việc hiệu quả hơn. Và đặc biệt họ cảm thấy gắn bó hơn với khách sạn.

Thuyên chuyển và thăng chức cho nhân viên: Dựa trên mục tiêu của mỗi nhân viên, thái độ, khả năng làm việc của nhân viên đó hoặc trưởng bộ phận sẽ ngồi trị chuyện với nhân viên ấy để năm bắt rõ về nhu cầu của nhân viên ấy để thăng chức, thuyên chuyển phù hợp vơi nguyện vọng của nhân viên để thúc đẩy động lực làm việc của mỗi nhân viên và càng thu hút sự gắn bó của nhân viên ấy cho khách sạn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH đãi NGỘ NHÂN sự tại KHÁCH sạn KING’S FINGER (Trang 48 - 51)