2.3.1 Tình hình biến đổi đội ngũ lao động trong thời gian qua.
Đôị ngũ lao động là một trong những thế mạnh của khách sạn.Thông qua việc tuyển dụng theo phương pháp kiểm tra đầu vào bài bản, thử việc với yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng nâng cao tay nghề. Ngày nay, ngành du lịch tại Đà Nẵng ngày càng phát triển mạnh mẽ, thị trường việc làm ngày càng cao, khách sạn mọc lên càng nhiều vì thế có quá nhiều sự lựa chọn cho người lao động. Khách sạn mới hoạt động tròn 1 năm nhưng hầu như đội ngũ lao động đã có sự biến đổi.
Trong khách sạn thời gian làm việc hết sức căng thẳng về tinh thần, nhân viên làm việc 24/24 giờ trong ngày, công việc lại mang tính chuyên môn hoá cao, do vậy nó cũng phải cần một khối lượng lao động lớn để thay thế để có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như sức khoẻ của người lao động
STT Phòng ban Số lượng Năm 2017 Năm 2018 1 Ban giám đốc 4 4 2 Bộ phận marketing 7 7 3 Bộ phận tài chính kế toán 7 7 4 Bộ phận lễ tân 4 5 5 Bộ phận ăn uống 4 6 6 Bộ phận buồng 7 8 7 Bộ phận bảo vệ 4 5 8 Bộ phận dịch vụ bổ sung 3 4 9 Bộ phận kỹ thuật 2 2
Tổng 42 48
Bảng 2.3 : Tình hình nhân lực trong khách sạn.
(Nguồn : phòng tài chính kế toán)
- Nhóm lao động quản lý: bao gồm những người làm công tác quản lý kinh doanh khách sạn. Họ là cầu nối để nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài khách sạn thành một khối thống nhất. Họ là những người trực tiếp nhận thức các quy luật kinh tế để đưa ra các quyết định hướng dẫn hành động cho khách sạn cũng như cá nhân họ. Tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ, vị trí của từng người có thể chia thành các nhóm nhỏ : nhóm quản lý cấp cao gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc; nhóm cán bộ quản lý chuyên môn gồm các trưởng phòng, phó phòng.
Nhóm quản lý lao động này đều là những người đã được đào tạo qua các trường đại học, họ đều là những người có trình độ chuyên môn cao.
- Nhóm lao động văn phòng : họ là những người làm những công việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục hành chính..
Lực lượng lao động đóng vai trò to lớn như thế cho nên việc sử dụng nguồn nhân lực luôn được khách sạn quan tâm và chú trọng. Vì nguồn nhân lực đều có hạn nên khách sạn luôn sử dụng một cách triệt để, tiết kiệm nhất nhưng phải đem lại hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.
Với những lao động tuyển thêm, khách sạn rất chú trọng đến trình độ và khả năng thích ứng công việc. Với những lao động cũ, khách sạn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để nâng cao khả năng, hiệu quả công việc của người lao động.
Cơ cấu lao động trong khách sạn 1 năm gần đây cho thấy sự tăng lên của quân số lao động: năm 2018 tăng lên 6 người so với năm 2017... Sự tăng lên về quân số lao động chứng tỏ sự tăng lên về quy mô và sự phát triển của khách sạn.
Trình độ học vấn Năm 2017 Năm 2018 So sánh
Đại học 9 10 1 11.1 Cao đẳng 13 15 2 15,38 Nghiệp vụ 8 10 2 25 Tốt nghiệp phổ thông 12 14 1 10 Tổng 42 48 6 Bảng 2.4 : Trình độ lao động (Nguồn: phòng tài chính kế toán)
- Về trình độ lao động: số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng trung bình, đa số là lao động chưa có nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chứng tỏ đội ngũ nhân viên có trình độ đạt mức trung bình.
- Về tuổi tác : lực lượng lao động có tuổi từ 25-45 chiếm tỷ trọng lớn, lực lượng trên 45 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.
2.3.2 Đánh giá các chính sách đãi ngộ nhân sự tại khách sạn trong thời gian qua.
2.3.2.1 Đãi ngộ tài chính
a) Tiền lương
- Tiền lương của người lao động do 2 bên thoả thuận trong hợp đồng lao động. Hiện khách sạn chủ yếu áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
- Theo quyết định của hội đồng thành viên khách sạn King’s Finger, mức lương bình quân của đội ngũ lao động tại khách sạn King’s Finger được quy định như sau:
ĐVT: NGHÌN ĐỒNG
Chức danh 2017 2018 Tốc độ phát triển
đồng) Tổng, phó giam đốc khách sạn 20 000 20 600 600 103 Trợ lý tổng quản lý 15 000 15 500 500 103,3 Trưởng phòng( trưởng bộ phận) 6 000 6 500 500 108,3 Nhân viên các bộ phận: + Lễ tân 3 800 3 900 300 107,5 + Nhà hàng 3 700 3 800 100 108,5 + Buồng 3 500 3 700 200 105,7 + Sale& Marketing 4 500 4 800 300 106,7 + Bếp 3 800 4 000 200 105,2 + An ninh 3 500 3 700 200 105,5 + Kỹ thuật 3 700 3 900 200 107,5 + Bộ phận tài chính kế toán 4 000 4 300 300
Bảng 2.5. Lương bình quân của đội ngũ lao động tại khách sạn King’s Finger.
( Nguồn :Phòng kê toán khách sạn King’s Finger )
* Nhận xét:
Qua bảng lương bình quân của khách sạn King’s Finger cho đội ngũ lao động, ta thấy mức lương khách sạn đưa ra cho nhân viên chưa cao so với mặt bằng lương tại thành phố Đà Nẵng. Tuy mới hoạt động được một năm nhưng khách sạn đã áp dụng chính sách tăng lương cho nhân viên.
Mức lương cao nhất vẫn là ban giám đốc, qua một năm tăng 600 000 đồng . Trong đó mức lương bình quân của ban giám đốc năm 2017 là 20 000 000 đồng qua năm 2018 là 20 600 000 đồng tăng 3% so với năm 2017.
Mức lương thấp nhất nằm ở bộ phận buồng và bộ phận bảo vệ. Năm 2017 hai bộ phận này có mức lương cơ bản 3 500 00 đồng qua năm 2018 mức lương của hai bộ phận này là 3 700 000 đồng . Còn lại các bộ phận tăng trung bình từ 100 000 đồng đến 300 000 đồng. Qua bảng lương, thấy mức lương bình quân của các bộ phận khá hợp lí, các bộ phận
nào yêu cầu có trình độ chuyên môn cao, trình độ bằng cấp thì lương bình quân sẽ cao hơn các bộ phận lao động chủ yếu bằng chân tay và không có nghiệp vụ.
Nhìn chung mức lương bình quân của khách sạn King’s Finger vẫn còn thấp so với tình hình tài chính hiện nay, giá cả vật chất ngày càng leo thang thì với mức lương này vẫn chưa được nhu cầu cho nhân viên và đảm bảo về vật chất và tinh thần cho nhân viên.
Trên thực tế, ngoài lương thì khoản phí phục vụ thấp dao động từ 300 000 – 500 000 đồng, đây là một trong những hạn chế của khách sạn. Trong khi đó các khách sạn 3 sao khác trên thị trường Đà Nẵng dao động từ 500 000 đồng - 1 000 000 đồng.
- Cách tính lương của khách sạn King’s Finger: Hiện tại khách sạn đang áp dụng công thức :
Lương thực nhận = Lương cơ bản – BHYT-BHXH- BHTN – Công Đoàn + Phí dịch vụ
* Ví dụ : Nhân viên tại bộ phận nhà hàng có lương cơ bản là 3 800 000 đồng và đảm bảo đầy đủ ngày công và không làm bất cứ ca đêm nào thì lương được nhận trong thang 3/2018 và phí dịch vụ tháng 3/2018 là là: 3 800 000 – (1,5% BHYT + 8% BHXH +1% Công đoàn) + 300 000 = 3 701 000 đồng.
Từ số lương thực nhận của một nhân viên, ta thấy rằng khách sạn không đề cập tới hệ số lương vì ban đầu ban giám đốc không hề đề cập đến hệ số lương đối với các nhân viên có trình độ bằng cấp khác nhau mà chỉ áp dụng lương cơ bản .Ví dụ nhân viên có bằng đại học và bằng trung cấp cùng làm chung bộ phận buồng thì mức lương vẫn giống nhau. Cách tính lương không áp dụng hệ số lương sẽ tạo nên sự công bằng vì mọi nhân viên đều làm việc như nhau nhưng bên cạnh đó các nhân viên có bằng cấp sẽ bất mãn với số lương hiện tại của họ.
Lương được trả hằng tháng và được trả bằng chuyển khoản ngân hàng.Thời gian chấm công tính lương là từ ngày 25 tháng này đến ngày 24 của tháng tiếp theo và lương sẽ được thanh toán vào ngày cuối cùng của tháng. Tiền lương được thanh toán trước vào ngày làm việc gần nhất trước ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên hơn năm qua nhân viên không nhận được bảng lương chi tiết bao gồm số tiền tiền lương
và thông tin chi tiết có liên quan. Do đó có nhiều nhân viên thắc mắc nào đến ngày công, nhân viên đã gặp trưởng bộ phận và bộ phận Nhân sự. Có nhiều nhân viên có câu hỏi liên quan đến tiền lương của mình hoặc cách tính, liên hệ vơi Bộ phận Tài chính để làm rõ. Những thắc mắc về lương phải được đề cập trong vòng 14 ngày kể từ ngày trả lương. Nếu nhân viên không đưa ra câu hỏi trong thời hạn đó thì xem như là không có bất kỳ câu hỏi nào.
Hơn một năm qua đã có nhân viên nghỉ việc và phải thực hiện thủ tục kiểm tra nghỉ việc trước khi nghỉ. Việc thanh toán lương của tháng nghỉ việc được thực hiện theo các chính sách liên quan của khách sạn và khách sạn có quyền quyết định thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.
Khách sạn sẽ xem xét điều chỉnh lương của nhân viên hằng năm, dựa trên tình hình kinh doanh và biểu hiện của nhân viên và mức lương chuẩn của thị trường ngành khách sạn địa phương.Tuy nhiên, vấn đề tăng lương hết sức khó khăn ban giám đốc đã phân tích tình hình doanh. Sau hơn 3 tháng xem xét, ban giám đốc mới quyết định tăng lương cho nhân viên và lương thay đổi mới áp dụng cho tháng 3/2018.
b) Tiền thưởng
Từ ngày hoạt động đã tròn một năm nhưng hầu như tất cả nhân viên không hề nhận được bất cứ chế độ khen thưởng nào và cũng không hề có các chương trình thi đua ví dụ bầu chọn nhân viên của tháng và hơn nữa cũng không hề có tiền thưởng cho việc đảm bảo và vượt doanh thu đề ra đặt biệt là dịp bắn pháo hoa quốc tế được tổ chức tại thành phố kéo dài 2 tháng vào năm 2017, nhân viên đã đem nguồn khách khá lớn về cho khách sạn và phục vụ khách trong thời gian đó cực kì tốt nhưng vẫn không hề có một chế độ khen thưởng nào cả. Do đó, hiện tại nhân viên tại khách sạn vẫn không hài lòng về chế độ của khách sạn.
c) Phụ cấp
Một thực trạng mà khách sạn cần khắc phục đó là khoản phụ cấp tăng ca cho nhân viên. Nhân viên làm thêm giờ chủ yếu là nhân viên ở bộ phận buồng và bộ phận ăn uống.
Vì nhân viên ở các bộ phận này phải đảm bảo xong việc để kịp cho hoạt động. Cụ thể là nhân viên buồng phải làm hoàn thành số buồng để đảm bảo cung cấp phòng cho khách check in và nhân viên nhà hàng thì phải set up lại để chuẩn bị cho buffet ngày mai đôi khi cũng do yếu tố khách quan là do khách nên nhân viên không thể đảm bảo đủ thời gian và vì thế nhân viên phải làm thêm giờ. Nhưng thời gian mà ban giám đốc chấp nhận tính là trên hai tiếng, do đó nhân viên làm thêm từ 1 đến 2 tiếng sẽ không được tính. Và hơn nữa khách sạn sẽ không trả tiền cho nhân viên làm thêm giờ mà thay vào đó là gộp và trả ngày nghỉ cho nhân viên và thời gian làm thêm vào các ngày lễ vẫn tính giống nhau như những ngày bình thường. Từ cách tính thời gian tăng ca đã cho thấy khách sạn đã không đáp ứng được mong đợi của nhân viên.. Đối với nhân viên làm ca đêm khách sạn phụ cấp cho nhân viên ca đêm là trả thêm được 30% tiền lương tính theo đơn vị đơn giá tiền lương và tiền công bình thường. Vì vậy, khách sạn cần có những chính sách thích hợp về khoản phụ cấp tăng ca và tăng mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên làm ca đêm.
d) Trợ cấp
- Hiện các trưởng bộ phận, tổ trưởng bộ phận phụ trách được hưởng thụ cấp chi phí điện thoại từ 100 000 đến 200 000 đồng/tháng. Hơn nữa, khách sạn còn có chính sách hỗ trợ tiền xăng cho các nhân viên thường xuyên đi ra ngoài gặp khách hàng cụ thể là các công ty tour, các hướng dẫn viên du lịch,... Những chăm sóc này có thể không lớn, nhưng lại được người lao động đánh giá cao, bởi đã chứng tỏ chủ khách sạn thực sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên, là những “cái neo” có thể giữ được lòng trung thành của đội ngũ nhân viên. Sự thể hiện quan tâm chăm sóc qua các hình thức đó làm gia tăng sự hài lòng của nhân viên về chính sách đãi ngộ của khách sạn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, nhất là “cái tình" của khách sạn.
- Điều bất cập tại khách sạn là nhân viên sau khi thử việc đên 3 tháng mới được được khách sạn đóng b ảo hi ể m xã hộ i để chi trả các chế độ: ốm đau, thai sản. Trong khi đó, các khách sạn trên thị trường sau 2 tháng thử việc đã tiến hành đóng phí
bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Vì vậy, khách sạn nên điều chỉnh chính sách này lại để đảm bảo những điều kiện sức khỏe cho nhân viên thì họ mới yên tâm làm việc được.