Những giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH đãi NGỘ NHÂN sự tại KHÁCH sạn KING’S FINGER (Trang 93 - 100)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại khách sạn King’s Finger

3.2.1.2 Những giải pháp cụ thể

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của khách sạn nhà quản trị cần linh hoạt, sáng tạo trong công tác đãi ngộ tài chính. Bên cạnh những khoản tiền lương cơ bản, tiền thưởng, trợ cấp, phúc lợi bắt buộc theo quy định của Nhà Nước, khách sạn nên dành nhiều những khoản lương thưởng, phụ cấp lương, trợ cấp, phúc lợi tự nguyện ...cho nhân viên tại khách sạn. Không ngừng nâng cao mức tiền lương, tiền thưởng; mức phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi ... Phát triển quỹ phúc lợi, khen thưởng, áp dụng chính sách trợ cấp linh hoạt, tạo điều kiện cho nhân viên tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, có điều kiện nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động là giải pháp hữu hiệu động viên kích thích tinh thần làm việc hăng say của nhân viên. Và đó là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của khách sạn, cũng chính là những giải pháp cụ thể mà em muốn đưa ra nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ tài chính tại khách sạn King’s Finger.

a) Tiền lương

Chính sách lương bổng phải là chính sách linh động uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với khả năng của khách sạn, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các khách sạn khác trong cùng một ngành. Khách sạn cần nâng mức lương cơ bản của nhân viên lên để đảm bảo đời sống cho nhân viên. Và đối với các nhân viên có tài, có trình độ cao nên có các chính sách lương khác với những nhân viên bình thường để nhằm giữ chân nhân

hơn.

b) Tiền thưởng

Ban quản lí khách sạn King’s Finger nên quan tâm về các chính sách tiền thưởng cho đội ngũ lao động.Với các phương pháp cụ thể sau:

- Xây dựng chính sách tiền thưởng: Thưởng lòng trung thành ( làm việc tại khách sạn từ 1-2 năm: 5% lương cơ bản, 3-4: 10% lương cơ bản, trên 5 năm: 15% lương cơ bản), thưởng đảm bảo ngày công, thưởng do chấp hành tốt quy định của khách sạn... Thành tích lao động là quan trọng nhưng ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của khách sạn cũng rất quan trọng. Là một khách sạn và làm ngành dịch vụ này việc đảm bảo giờ giấc, ngày công làm việc đúng quy định là hết sức cần thiết. Vì vậy khách sạn nên có khoản tiền thưởng đảm bảo ngày công (đủ 22 ngày /tháng), thưởng do chấp hành tốt những quy định của khách sạn. Áp dụng hình thức thưởng này sẽ khuyến khích nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật, đi làm đầy đủ, đúng giờ giấc quy định. Chấp hành tốt nội quy, quy chế của khách sạn, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học, góp phần xây dựng văn hoá khách sạn.

- Đảm bảo tiền thưởng hằng tháng qua việc đánh giá từng nhân viên để tiền thưởng thực sự phát huy tác dụng, là đòn bẩy kích thích tinh thần làm việc của người lao động, là công cụ hấp dẫn đội ngũ lao động tại khách sạn. Trong điều kiện lương cơ bản còn nhiều hạn chế, đồng lương còn thấp, chưa đủ nuôi sống người lao động và gia đình họ, mức tiền thưởng là cần thiết. Khi có thêm tiền thưởng người lao động có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống. Họ sẽ yên tâm làm việc, cống hiến sức mình cho khách sạn, họ tin tưởng khách sạn sẽ đem lại cho họ cuộc sống tươi đẹp hơn.

- Hàng tháng khách sạn nên thực hiện tổ chức bình bầu và phân loại các mức thưởng tương ứng với các chỉ tiêu cụ thể đối với nhân viên trong khách sạn. Các tiêu thức bình bầu xét thưởng được tiến hành cụ thể phù hợp đối với từng công việc, từng bộ phận lao động, cụ thể là các tiêu chuẩn được xếp hạng A, B, C.

sắc công việc được giao với thái độ và tinh thần làm việc cao đồng thời chấp hành tốt các nội quy, quy chế của khách sạn.

+ Loại B : với những nhân viên có số ngày công đạt từ 19-22 ngày/tháng. Mức độ hoàn thành công việc đạt yêu cầu. Thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm khá. Thực hiện tốt các nội quy, quy chế của khách sạn.

+ Loại C: với những nhân viên có số ngày công từ 17-19 ngày/tháng. Mức độ hoàn thành công việc từ 90-99%. Thái độ làm việc và tinh thần trách nhiệm khá. Thực hiện tốt các nội quy, quy chế của khách sạn.

Sau khi tiến hành phân loại như trên, khách sạn tiến hành quy định về mức tiền thưởng cho mỗi loại. Cụ thể như sau:

- Loại A: 1 000 000 đồng kèm bằng khen. - Loại B: 1 500 000 đồng kèm bằng khen. - Loại C: 2 000 000 đồng kèm bằng khen.

Với cách phân phối tiền thưởng như trên, khách sạn sẽ đảm bảo tính công bằng, hợp lý của công tác trả thưởng cho nhân viên trong toàn khách sạn. Trả thưởng như vậy tạo điều kiện cho người lao động cải thiện đời sống vật chất của mình ngoài thu nhập là tiền lương, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong quá trình tiến hành các công việc. Khi đạt được mức thưởng, họ cảm thấy năng lực của mình được đánh giá một cách xứng đáng tạo cho họ sự tự tin trong công việc, làm cho cán bộ công nhân viên cố gắng hết năng lực của mình nhằm năng cao năng suất, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được nâng cao.

c) Phụ cấp

Với những hạn chế về chế độ phụ cấp được nêu ở chương II thì khách sạn cần chú trọng hơn về chính sách tăng ca để đảm bảo trả đủ tiền tăng ca cho nhân viên. Cần thay đổi chính sách làm trên 2 tiếng mới được chấp nhận tăng ca. Thay vì bù ngày nghỉ cho nhân viên thì khách sạn nên trả tiền làm thêm cho nhân viên để tạo động lực làm việc hơn cho nhân viên và cần hiểu được nhu cầu của nhân viên về phụ cấp tăng ca.

lên 40-50% để đảm bảo về những thiệt hại khi làm ca đêm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. Với mức phụ cấp cao là ưu thế để khách sạn thu hút nhân tài ở khắp mọi nơi. Khách sạn nên thường xuyên cập nhật thông tin để có những điều chỉnh về các loại phụ cấp cho phù hợp với thực tế môi trường làm việc và các chi phí sinh hoạt.

d) Trợ cấp

Trợ cấp nhằm hỗ trợ các nhân viên duy trì sức khoẻ, an toàn tài chính và sự ổn định cá nhân (Tư vấn về thuốc thang, chăm sóc con cái, hỗ trợ pháp lý) tránh ảnh hưởng đến thành tích lao động. Bởi những nhân viên không khoẻ mạnh, lo lắng hay gặp rắc rối không thể làm việc hết mình và sẽ giảm năng suất lao động. Mặt khác trợ cấp được thiết kế để đối phó với những gì các đối thủ cạnh tranh đưa ra, bằng cách giành cho họ quyền lựa chọn các trợ cấp khác nhau

Thành lập quỹ trợ cấp khó khăn

Hiện nay khách sạn chưa có quỹ trợ cấp khó khăn để giúp đỡ những công nhân viên có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Với những trường hợp này theo định kỳ hàng năm tổ chức Công Đoàn trích từ quỹ Công Đoàn ra một khoản tiền đến thăm hỏi gia đình. Điều này thể hiện sự quan tâm của Công Đoàn nói riêng và khách sạn nói chung tới đội ngũ lao động tại khách sạn. Tuy nhiên nó chưa thực sự giúp ích được nhiều cho những người thực sự khó khăn. Vì vậy Công Đoàn và Ban Lãnh Đạo khách sạn nên trích một phần lợi nhuận hàng năm để thành lập quỹ trợ cấp khó khăn nhằm hỗ trợ cho những nhân viên có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. Các khoản trợ cấp này tuy không lớn nhưng cũng thể hiện rõ sự quan tâm của công ty đến đời sống của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những người có hoàn cảnh hết sức khó khăn.

a) Qùa tiền nhân dịp lễ, tết

Khách sạn cần nên thay đổi chính sách về quà, tiền nhân dịp các lễ, tết để tạo động lực làm việc hơn cho đội ngũ lao động.

- Về tiền thưởng các ngày lễ khách sạn nên tăng mức tiền thưởng vào các ngày lễ thay vì 100 000 đồng như một năm qua đã thực hiện.Trong khi đó, hầu hết các khách sạn trên thị trường thành phố Đà Nẵng tiền thưởng vào các ngày lễ mức tối thiểu là 200 000 đồng.

- Về chính sách lương tháng 13 nên được tính theo cách như sau:

+ Làm đủ 12 tháng (bao gồm cả thời gian thử việc), thì cuối năm (dương lịch) sẽ được hưởng 1 tháng lương

+ Nếu không làm đủ 12 tháng (hoặc có tăng/giảm lương trong thời gian làm việc), thì sẽ tính theo tỉ lệ tương đương

- Về các phần quà đặc biệt trong ngày tết thì nên làm nhiều các phần quà với các mức giá khác nhau để tạo động lực cho đội ngũ lao đông.

b) Ngày nghỉ được trả lương

 Khách sạn cần nới rộng các quyền xin nghỉ việc riêng cho đội ngũ lao động. Cụ thể như:

- Được nghỉ vào ngày làm cha ( ngày vợ sinh) đối với lao động nam

- Nhân viên kết hôn nên được kéo dài ngày nghỉ hơn lên 3-4 ngày thay vì chỉ 2 ngày. - Con cái nhân viên kết hôn

- Tang của cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, vợ chồng, con cái.

 Nghỉ phép hằng năm:

- Khách sạn nên có chính sách đối với nhân viên làm lâu năm tại khách sạn sẽ có nhiều ngày phép hơn cho những nhân viên ấy để tạo nên sự gắn bó cho nhân viên ấy đối với khách sạn.

 Ngày sinh nhật của nhân viên sẽ được nghỉ có lương: đây là một chính sách đặc biệt mà mới chỉ được áp dụng tại các khách sạn lớn. Vì vậy, khách sạn King’s Finger nên áp dụng chính sách này cho việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự cho nhân viên.

c) Các chính sách phúc lợi khác.

 Về nhà ăn: khách sạn nên tiến hành đê nhà ăn được hoạt động để đảm bảo đầy đủ bữa ăn cho nhân viên và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho nhân viên. Hơn một năm qua, nhân viên ăn đồ ngoài một phần sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe nhân viên. Vì thế, khách sạn nên nhanh chóng giải quyết về vấn đề này.

toàn bộ đồng phục cho nhân viên ngay cả giày, dép. Vì vậy, khách sạn King’s Finger nên có chính sách cung cấp giày, dép cho nhân viên và việc giặt ủi đồng phục cho nhân viên.

 Các hoạt động giải trí: Khách sạn nên tổ chức các hoạt động giải trí cho nhân viên vào hằng tháng vì thế hằng tháng khách sạn nên tổ chức một buổi giao lưu vui chơi cho toàn thể nhân viên để nâng cao tinh thần và tăng cường sức mạnh liên kết của khách sạn.

 Trải nghiệm khách sạn: Ban quản lí khách sạn nên làm đơn giản hóa quá trình khi nhân viên trải nghiệm dịch vụ khách sạn. Và hơn nữa nên đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm cho nhân viên và gia đình của nhân viên. Ví dụ: được ăn buffet tại khách sạn, được sử dụng các dịch vụ spa 1 lần/ tháng tại khách sạn dành cho nhân viên..để thu hút và tạo hứng thú cho nhân viên trong quá trình làm việc tại khách sạn.

 Về chính sách đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: Khách sạn nên thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, thuê các nhà quản lí giàu kinh nghiệm về nghiệp vụ để nâng cao tay nghề cho nhân viên. Và đặc biệt, nên mở các lớp về đạo tạo ngoại ngữ cho nhân viên để nâng cao năng lực cho nhân viên với mục đích phục vụ khách tốt nhất và vượt qua sự mong đợi của khách hàng.

3.2.3 Đãi ngộ phi tài chính a) Qua môi trường làm việc

- Môi trường làm việc của khách sạn tập hợp các yếu tố như: quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, quan hệ đồng nghiệp, các điều kiện làm việc, thời gian làm việc, nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho nhân viên… Dưới đây là giải pháp đãi ngộ thông qua môi trường làm việc mà khách sạn cần quan tâm:

- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi để chống mệt mỏi, nâng cao khả năng làm việc và hiệu quả lao động. Vào các mùa cao điểm nên tuyển thêm nhân viên thời vụ để đảm bảo được ngày nghỉ cho nhân viên.

- Xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới: một sự quan tâm dù là nhỏ nhất, một lời khích lệ động viên của lãnh đạo cũng có ý nghĩa lớn lao đối với nhân viên.

giao nhiệm vụ và khen thưởng họ khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong việc đánh giá và đối xử với nhân viên các nhà quản trị hãy hạn chế yếu tố tình cảm, chuyện công và chuyện tư luôn tách rời, không để đan xen vào nhau. Bởi những điều đó dẫn đến làm giảm lòng tin của nhân viên đối với ban quản lí khách sạn, mất đoàn kết nội bộ. Quan tâm đến nhân viên các cấp quản lí cũng cần quan tâm phải động viên, thăm hỏi tới hoàn cảnh của nhân viên, đặc biệt khi họ khó khăn và cần giúp đỡ. Bên cạnh đó, các cấp quản lí cũng cần tìm hiểu và ghi nhớ các ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật hoặc những sự kiện cá nhân có ảnh hưởng của từng nhân viên. Có được sự quan tâm đó, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ hợp tác tốt hơn với người coi trọng họ.

- Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đoàn kết và chan hoà: Thực tế đã cho thấy, nhân viên trong khách sạn King’s Finger chưa đoàn kết và chan hoà với nhau không những vì khách sạn chưa tạo ra nhiều cơ hội để nhân viên giao lưu,. Để cho nhân viên thân thiết và gần gũi với nhau hơn, khách sạn thường tổ chức các buổi tham quan, trải ngiệm, teambuilding... Bên cạnh những nổ lực trên, khách sạn nên tổ chức thêm các buổi sinh hoạt, văn nghệ và thể dục thể thao vừa giúp cho nhân viên giải trí sau những ngày làm việc mà vừa thu ngắn khoảng cách giữa họ. Có như thế thì bầu không khí làm việc sau khi vui chơi sẽ thoải mái hơn…

b) Qua công việc

- Tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên trong khách sạn hơn để tạo động lực làm việc cho nhân viên.

- Cần thường xuyên đánh giá đúng năng lực, phẩm chất đội ngũ lao động, bố trí điều hành cho hợp lý để tạo điều kiện cho những người có khả năng phát huy được hết năng lực của mình. Có một số nhân viên đã làm tại một số vị trí, cần được giao thêm nhiệm vụ, thay đổi vị trí có liên quan đến bộ phận họ đang làm để đội ngũ lao động có thể phát hiện được thêm các khả năng tiềm ẩn đồng thời để tránh cho họ rơi vào tinh trạng lười sáng tạo.

họ làm những công việc phù hợp với nguyện vọng và năng lực, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ và phát huy khả năng của mình.

- Các nhà lãnh đạo phải nắm vững hoàn cảnh của nhân viên, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới. Quan tâm chia sẻ công việc với cấp dưới để giảm bớt sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới, tạo điều kiện để tổ chức sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, tạo bầu không khí làm việc thoải mái khi làm việc.

- Kịp thời đánh giá những thành tích đạt được của nhân viên, tổ chức khen thưởng động viện. Ngoài việc tổ chức khen thưởng vào cuối tháng cuối năm, nhà lãnh đạo cần theo dõi nhân viên trong quá trình làm việc và khen họ ngay tại nơi làm việc.

- Ban quản lí cần chú trọng khen thưởng về mặt tinh thần, đôi khi chỉ một lời động viên khích lệ của lãnh đạo trong quá trình làm việc lại tạo ra động lực tinh thần vô cùng to lớn giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cần tạo nhiều cơ hội cho người lao động thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của mình ...

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH đãi NGỘ NHÂN sự tại KHÁCH sạn KING’S FINGER (Trang 93 - 100)