BP Tiền sảnh 26 8.67 12 7.02
BP Nhà hàng 54 18 31 18.13
BP Bếp 48 16 27 15.79
BP Buồng 65 21.67 26 15.2
BP khác 101 33.66 69 40.35
(Nguồn: phòng nhân sự khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng)
Nhận xét:
- Tổng số lao động: Tổng lao động của khách sạn giảm qua hai năm, lượng lao động đạt mức thấp nhất vào năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình kinh doanh của khách sạn có xu hướng xấu đi với doanh thu và lợi nhuận đều giảm ở tỷ lệ đáng báo động. Vì vậy, khách sạn buộc phải cắt giảm nhân lực để điều chỉnh cơ cấu chi phí cho hợp lý.
- Cơ cấu lao động theo các bộ phận: Nhân lực BP buồng gần như chiếm tỉ trọng cao nhất trước khi khách sạn bước vào thời gian dịch bệnh COVID-19, chiếm 21.67% trong năm 2019. Năm 2020 khách sạn buộc phải đóng một số phòng để cắt giảm chi phí, do đó số lượng nhân viên BP buồng cũng cắt giảm 39 người (từ 65 người còn 26 người), chiếm 15.2%.
- Cơ cấu lao động theo giới tính: Năm 2019, lao động nữ chiếm 55.67%, hơn tỉ trọng nam giới 11.34%. Năm 2020, tỷ trọng này có xu hướng đưa gần về cân bằng hơn khi khi nữ giới chiếm 51.46% và nam giới chiếm 48.54%. Nhìn chung, tỷ lệ nữ giới luôn cao hơn. Sở dĩ có sự chênh lệch này vì ngành du lịch khách sạn là ngành dịch vụ, đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, cẩn thận trong việc chăm sóc khách hàng nhằm đạt được sự hài lòng cao nhất.
- Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn: Số lượng nhân viên phân theo trình độ học vấn có xu hướng giảm qua hai năm 2019 và 2020. Nguyên nhân chính là do việc cắt giảm nhân sự trong năm 2020. Năm 2019, số lượng lao động có trình độ Đại học chiếm tỉ trọng cao nhất với 107 người, chiếm 35.67%. Số lượng lao động chỉ tốt nghiệp Trung học phổ thông đứng thứ 2 với 71 người chiếm 23.67%. Trong năm 2020, tỉ trọng trình độ Đại học vẫn cao nhất, theo sau là trình độ Cao đẳng, chiếm 22.22%. Cho thấy trong năm 2020, khách sạn đã có sự thay đổi về nhân sự, giảm số lượng lao động Trung học phổ thông xuống đáng kể và chỉ giảm số lượng nhỏ những lao động có trình độ cao hơn.
- Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Lao động trong khách sạn có hai loại chứng chỉ nghiệp vụ là chứng chỉ quản trị nhà hàng – khách sạn và chứng chỉ nghiệp vụ phòng khách sạn. Số lượng nhân viên có các chứng chỉ này không nhiều. Năm 2019 chỉ có 11 nhân viên có chứng chỉ quản trị nhà hàng – khách sạn, chiếm 3.67%. Có 8 nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ phòng khách sạn, chiếm 2.67%. Con số này không cao và phần lớn những nhân viên có chứng chỉ này là những nhân viên có trình độ học vấn Trung học phổ thông, họ muốn nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách đi học thêm các chứng chỉ để có thể có cơ hội làm việc cao hơn trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Tuy nhiên, năm 2020 số lượng nhân viên có chứng chỉ này có xu hướng giảm đi, chỉ có 8 nhân viên có chứng chỉ quản trị nhà hàng – khách sạn và 5 nhân viên có chứng chi nghiệp vụ phòng khách sạn, tương ứng với 4.68% và 2.92%. Để nâng cao CLDV trong khách sạn, các nhà quản trị cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, vì vậy cần có các chính sách cho nhân viên đi học thêm các nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho công việc.
- Cơ cấu lao động phân theo trình độ ngoại ngữ: Qua bảng số liệu trên có thể thấy hầu hết nhân viên trong khách sạn đều có khả năng ngoại ngữ. Vì khách hàng của khách sạn phần lớn sử dụng tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Nhật nên khách sạn chỉ yêu cầu nhân viên có tiếng Anh, có tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật là lợi thế. Trong năm 2019 có 257 nhân viên biết tiếng Anh (chiếm 85.67%), đây là một con số khá lớn. Một vài nhân viên trong khách sạn còn biết cả tiếng Anh và tiếng Hàn hoặc tiếng Anh và tiếng Nhật, số nhân viên lần lượt là 10 và 7, chiếm 3.33% và 2.33% trong tổng số 300 nhân viên của khách sạn. Đến năm 2020, do sự thay đổi về cơ cấu nhân sự mà tỉ trọng nhân viên cũng có sự thay đổi. Số nhân viên biết tiếng Anh là 148 người (chiếm 86.55% tăng 0.88% so với năm 2019), tỉ trọng nhân viên biết cả tiếng Anh và tiếng Hàn hoặc tiếng Anh và tiếng Nhật cũng tăng, lần lượt là 4.09% và 2.92% (tương đương với số lượng nhân viên lần lượt là 7 người và 5 người). Bên cạnh đó cũng có những nhân viên không biết ngoại ngữ, năm 2019 có 26 người (chiếm 8.67%) và năm 2020 có 11 người (chiếm 6.45%), giảm 2.22%.