3.2.Một số giải pháp.
3.2.2.3. Chính sách xúc tiến.
- Quan hệ công chúng : Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn – du lịch đang có xu hướng về hoạt động quan hệ công chúng, hình thức này sẽ giúp khách sạn xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng. Khách sạn nên tham gia vào các chương trình tài trợ có ý nghĩa như "Trại hè Em nuôi chung tay vì cộng đồng",… đóng góp vào các tổ chức từ thiện hay tham gia các hội chợ triễn lãm du lịch quốc tế để quảng bá cho thương hiệu của mình đến thị trường quốc tế. Các chương trình mà khách sạn tham gia phải có chọn lọc, phải phù hợp giữa chi phí mà khách sạn bỏ ra với sức ảnh hưởng mà chương trình mang lại.
- Quảng cáo : Đây là hoạt động quan trọng nhất trong chính sách xúc tiến. Khách sạn có thể quảng cáo các dịch vụ của mình qua Internet thông qua trang web chính thức của khách sạn hoặc qua các trang Facebook, Instagram hay Twitter,… Internet là một phương tiện quảng cáo hiệu quả và ngày càng phát triển trong tương lai, khách hàng trong nước cũng như nước ngoài có thể dễ dang tiếp cận mà không cần qua khâu trung gian. Hoặc có thể
quảng cáo qua các trang thông tin đại chúng truyền hình, tạp chí du lịch như : The guide, VietnamNews,… Ngoài ra khách sạn còn có thể quảng cáo thông qua các tờ gấp. Những tờ gấp này sẽ đăng những hình ảnh giới thiệu về các dịch vụ tại khách sạn. Nên đặt tại sảnh của khách sạn, những nơi khách dễ chú ý đến.
Để có được những kết quả tốt thì khách sạn phải thường xuyên quan sát, đánh giá các hoạt động xúc tiến của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, rút ra những điểm yếu, điểm mạnh nào so với đối thủ, khi đó khách sạn có thể tận dụng được những cơ hội nhất định và khắc phục được những hạn chế của mình.
KẾT LUẬN
Chương 1 : Tìm hiểu về các kiến thức cơ bản trong kinh doanh khách sạn, CLDV trong khách sạn, tìm hiểu về các khái niệm và các tiêu chí để đánh giá CLDV cũng như ý nghĩa của việc nâng cao CLDV trong khách sạn. Bên cạnh đó, để sát hơn với đề tài, trong chương 1 tôi cũng đã nêu lên một vài đặc điểm của bộ phận spa trong khách sạn, từ đó biểt được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận này và vì sao cần nâng cao CLDV của spa để giúp tăng doanh thu cho khách sạn.
Chương 2 : Tìm hiểu về khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng, về quá trình hình thành phát triển của khách sạn. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn, tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian gần đây. Tiếp theo đi sâu hơn tìm hiểu về các dịch vụ, quy trình phục vụ và thực trạng hoạt động của Maia Spa. Từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét đúng về tình hình của spa hiện tại, có những ưu và nhược điểm gì để làm cơ sở đưa ra các giải pháp ở chương 3.
Chương 3 : Từ cơ sở lý luận ở chương 1 và những phân tích thực trạng ở chương 2, tiếp tục phân tích tình hình du lịch tại Đà Nẵng trong khoảng thời gian gần đây, kết hợp với những phương hướng, mục tiêu mà khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng đã đặt ra , từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy các điểm mạnh, cải thiện điểm yếu và giúp nâng cao CLDV spa tại Maia Spa của khách sạn.
Đối với kinh doanh khách sạn thì CLDV đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định đến thứ hạng của khách sạn cũng như sự trung thành của khách hàng. Duy trì được CLDV chính là duy trì sự sống cho chính các cơ sở lưu trú. Thông qua bài khoá luận này, em mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào việc giúp cho khách sạn Fusion Suites nói chung và BP Maia Spa nói riêng có thể nâng cao được chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tạo ra sự khác biệt để thu hút được nhiều khách hàng hơn.
1. Sách, giáo trình:
[1]. Th.S Võ Đức Hiếu (2017), tập bài giảng môn Giới thiệu nghiệp vụ khách sạn, Đà Nẵng: Đại học Duy Tân.
[2]. Nguyễn Thị Lành (2011), Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách cho khách sạn Park Royal Saigon, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Phạm Thị Mỹ Linh (2017), tập bài giảng môn Tồng quan du lịch, Đà Nẵng: Đại học Duy Tân.
[4]. Hoàng Văn Lợi và Mai Văn Quán (2005), Luật Du Lịch, Chính trị Quốc gia, tr.21. [5]. Parasuraman and Ziethaml and Berry (1988), SERVQUAL: A Multiple- Item Scale for
Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, No 64, p.12-40.
2.Tài liệu Internet:
[1]. Thu Hà (2021), Khách du lịch đến Đà Nẵng tăng,
https://baodanang.vn/channel/5404/202104/khach-du-lich-den-da-nang-tang- 3879525/, ngày 16/04/2021.
[2]. Đức Hoàng (2021), Khách du lịch đến Đà Nẵng dịp năm mới 2021 tăng,
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/35249, ngày 04/01/2021.
[3]. Thế Phong (2020), Phát triển du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng hậu COVID-19,
http://baochinhphu.vn/Du-lich/Phat-trien-du-lich-Quang-Nam-va-Da-Nang-hau- COVID19/417308.vgp, ngày 18/12/2020.
PHỤ LỤC 1:
Bảng câu hỏi từ phiếu phản hồi:
Hình 2.14 Phiếu phản hồi cảm nhận của khách hàng về Maia Spa
(Nguồn: Bộ phận spa khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng)
Thu thập từ phiếu phản hồi:
Chỉ tiêu Rất tôt (good) Tạm được (Fair) Thất vọng (Poor)
Thái độ của nhân viên 73/80 7/80
Độ hài lòng về lực ấn huyệt 68/80 10/80 2/80 Độ hài lòng về bài trị liệu 76/80 4/80
Bảng 2.16 Tổng hợp đánh giá của khách hàng về Maia Spa
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ phiếu phản hồi của khách hàng về Maia Spa thuộc khách sạn Fusion Suites Đà Nẵng)
Các cảm nhận khác mà khách hàng đánh giá: 1. Cơ sở vật chất:
- Trang thiết bị tại phòng gym không nhiều (11/80)
- Không gian spa rất thoả mái, mùi hương tinh dầu thư giãn, âm nhạc phù hợp (36/80)
2. Hệ thống sản phẩm dịch vụ:
- Không có các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (9/80)
- Lịch các lớp yoga thất thường, không phù hợp với lịch trình của khách (9/80) 3. Đội ngũ lao động:
- Nhân viên không thể nói tiếng Anh gây khó khăn trong giao tiếp (13/80) - Nhân viên đón tiếp nhiệt tình (24/80)
- Nhân viên lễ tân giải quyết khiếu nại tốt (5/80) 4. Quy trình phục vụ:
- Bất tiện và mất thời gian trong việc tư vấn các dịch vụ tại quầy spa, không có menu spa trên phòng khách (6/80)
- Bất tiện khi không có dịch vụ spa tại phòng (22/80) 5. Giá cả: