Hoạt động marketing – mix tại khách sạn Satya Đà Nẵng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING MIX THU hút KHÁCH MICE của KHÁCH sạn SATYA đà NẴNG (Trang 61 - 67)

2.2 Hoạt động kinh doanh du lịch tại khách sạn Satya Đà Nẵng

2.2.2 Hoạt động marketing – mix tại khách sạn Satya Đà Nẵng

2.2.2.1 Chính sách sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất của hệ thống marketing – mix. Hệ thống sản phẩm của khách sạn được cấu thành từ 3 loại sản phẩm. Giữa các sản phẩm này có mối quan hệ với nhau, trong đó, sản phẩm lưu trú là thành phần kinh doanh chính của khách

sạn, bên cạnh đó dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung cũng góp phần đáng kể vào việc thu hút nguồn khách.

a. Sản phẩm dịch vụ lưu trú: Qua bảng 2.1, bảng giá phòng tại khách sạn

Satya, ta thấy khách sạn Satya có 87 phịng và 1 penthouse gồm 4 loại chính: Deluxe, Premier, Suite và Penthouse. Trong đó, loại phịng Premier chiếm tỉ trọng cao nhất 55,68% với 49 phòng, tiếp đến là phòng Deluxe chiếm tỉ trọng 42,05% với 37 phòng, về cơ bản 2 loại này đều có kết cấu và trang thiết bị tương đối giống nhau chỉ khác nhau về diện tích.

Nhìn chung thì loại phịng của khách sạn cũng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách, ở mỗi vị trí phịng khách hàng có thể ngắm nhìn những cảnh quan khác nhau bên ngồi khách sạn, bên cạnh đó phịng có nhiều mức giá khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của khách. Sự đa dạng về loại phòng và các dịch vụ trong phòng là yếu tố để thu hút nhiều nguồn khách đến với khách sạn. Khách sạn có nhiều loại phòng khác nhau nhưng những tiện nghi trong phòng đều đạt chất lượng chuẩn 4 sao để tạo sự đồng bộ trong chất lượng phục vụ của khách sạn.

b. Sản phẩm dịch vụ ăn uống: để cung cấp các sản phẩm dịch vụ này khách

sạn đã có 1 nhà hàng tọa lạc trên tầng 2 và bar ở tầng 10 của khách sạn với những thiết kế sang trọng và ấm cúng có sức chứa lên đến 120 khách. Nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn Á, Âu, đặc sản của địa phương cho những thực khách lưu trú tại khách sạn.

Nhà hàng cung cấp các dịch vụ ăn uống như:

 Phục vụ ăn sáng tại nhà hàng: thực đơn gồm đa số các món ăn truyền thống như bún, mỳ Quảng, súp, phở, cháo, cơm chiên, bánh cuốn, …

 Ăn chính: Thực đơn phục vụ ăn trưa, ăn tối của nhà hàng sẽ tùy thuộc vào số lượng khách lưu trú tại khách sạn để làm thực đơn A la carte, Buffet hay những dịp đặc biệt thì nhà hàng sẽ cho ra những set menu giá mức giá cụ thể khác nhau.

 Tiệc trà: thường được tổ chức trong giờ nghỉ giải lao hoặc sau những giờ hội họp, hội nghị theo hình thức buffet với thực đơn là các món bánh ngọt, cà phê, trà, rượu vang.

 Ăn tiệc: Nhà hàng sắp xếp, tổ chức các bữa tiệc cuối năm, sinh nhật, … với khơng gian thống mát và diện tích rộng rãi kết hợp với dàn nhạc Wasabi và các hoạt động vui chơi khác.

Nhìn chung thực đơn của nhà hàng tương đối cơ bản để đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú tại khách sạn nhưng chưa thực sự đa dạng và chưa thu hút được sự chú ý và thích thú của những khách hàng khó tính.

c. Sản phẩm dịch vụ bổ sung:

Các dịch vụ bổ của khách sạn bao gồm:

 Tổ chức hội nghị, hội thảo

 Dịch vụ văn phòng

 Gym fitness

 Quầy lưu niệm

 Hồ bơi

 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

 Đặt vé máy bay, tàu xe

 Dịch vụ giặt là

 Dịch vụ đổi ngoại tệ

 Tổ chức bán tour du lịch

 Câu lạc bộ trẻ em

Nói chung dịch vụ bổ sung của khách sạn còn khá hạn hẹp, chưa đa dạng trong khi nhu cầu của khách hàng là rất nhiều.Vì vậy khách sạn cần nắm bắt đặc điểm của những du khách để có thể đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bổ sung để khai thác tối đa nhu cầu của khách.

2.2.2.2 Chính sách giá

Mức giá của dịch vụ lưu trú rất linh hoạt, dựa vào từng loại phòng, từng đối tượng khách hàng, từng phương thức đặt phòng và từng thời điểm mà phòng kinh doanh sẽ đưa ra mức giá phù hợp.

a. Giá phân biệt

Bảng 2- 9 Bảng giá phòng cho từng đối tượng khách

Loại phòng Số lượng Giá niêm yết (++) Walking Corporate TA

Deluxe 37 1,400,000 1,330,000 1,120,000 980,000

Premier 49 1,600,000 1,520,000 1,280,000 1,120,000

Suite 7 2,800,000 2,660,000 2,240,000 1,960,000

Penthouse 1 8,500,000 8,075,000 6,800,000 6,250,000

(Nguồn: Bộ phận Sale và marketing)

Qua bảng , bảng giá phòng cho từng đối tượng khách tại khách sạn Satya Đà Nẵng, ta thấy khách sạn đáng áp dụng chiến lược giá phân biệt (theo đối tượng khách). Khách sạn

có 4 loại giá khác nhau, linh hoạt dựa trên tỉ trọng lưu trú tại khách sạn mà cho ra những mức giá phù hợp.

b. Giá chiết khấu theo khối lượng mua:

Thường được áp dụng đối với các công ty lữ hành. Giá chiết khấu như sau:

 Từ 5-10 phòng: chiết khấu 5%

 Từ 10-15 phòng: chiết khấu 10%

 Trên 15 phòng sẽ nhận được chiết khấu 15%

c. Chiết khấu theo thời gian mua:

Đối với khách lẻ, khách du lịch thuần túy, vào những mùa cao điểm thường là thời điểm bắn pháo hoa quốc tế 30/4 hay nghỉ hè thì khách sạn tăng giá lên khoảng 45% so với giá niêm yết là 2,030,000VND/phòng/VND/đêm đối với phòng Deluxe, 2,320,000VND/phòng/đêm cho phòng Premier, 4,060,000VND/phòng/đêm cho phòng Suite và 12,325,000VND/phòng/đêm cho Penthouse để tối đa doanh thu cho khách sạn

Ngược lại, vì tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp từ năm 2020, nên khách sạn giảm 55% giá của các loại phịng để duy trì hoạt động kinh doanh và kích cầu du lịch. Cụ thể phịng Deluxe và Premier chỉ còn 650,000VND/phòng/đêm, phòng Suite là 1,540,000VND/phòng/đêm và Penthouse là 4,700,000VND/phòng/đêm. Hoặc khi trái vụ, thì khách sạn sẽ giảm 30% giá phịng.

d. Chiến lược bán gia tăng (up-selling):

Bộ phận sale hoặc lễ tân sẽ thuyết phục khách hàng mua một phiên bản nâng cấp, đắt tiền và cao cấp hơn so với sản phẩm, dịch vụ ban đầu mà họ lựa chọn như từ phịng deluxe

Khách sạn Khách du lịch

có thể nâng cấp lên phòng premier hoặc suite...Đây là một trong những chiến lược quan trọng để khách hàng tối ưu hoá doanh thu hiệu quả.

e. Chiến lược bán chéo (cross-selling):

Đối với các sản phẩm bổ sung, ngồi việc bán phịng các khách sạn thường sử dụng chiến lược cross-selling ( bán chéo): bán các tour du lịch địa phương, spa, dịch vụ văn phòng… trong dịch vụ của khách sạn. Cros-selling có hiệu quả nhất sau khi khách hàng đã đặt phòng tại khách sạn.

2.2.2.3 Chính sách phân phối

Qua tìm hiểu em nhận thấy khách sạn Satya sử dụng 2 kênh phân phối chủ yếu:

a. Kênh phân phối trực tiếp: tỉ lệ này thường chiếm 40% quỹ buồng của khách

sạn.

Đây là kênh phân phối rất có hiệu quả của khách sạn, khách sạn bán phòng trực tiếp cho khách qua website của khách sạn, trực tiếp tại quầy lễ tân hoặc từ bộ phận sale qua fax hay điện thoại. Với kênh phân phối này khách sạn có thể cập nhật tình hình phịng trống nhanh chóng và thường xuyên hơn. Hàng ngày khách hàng đặt phòng đều đặn mang lại nguồn khách ổn định hơn cho khách sạn. Kênh phân phối này chỉ hợp lý và hiệu quả với khách lẻ và khách du lịch thuần túy.

Khách sạn Các công ty, đại lý du lịch Khách du lịch

Khách sạn thường bán buồng qua các trung gian như các đại lý du lịch, các hãng lữ hành như: Vitours, Vietravel, Saigontourist,... liên kết với các công ty du lịch ở các tỉnh, thành phố có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Huế, Quảng Nam hay thông qua các hãng hàng không và các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển...để bán buồng cho khách. Kênh phân phối này đảm bảo nguồn khách ổn định và lâu dài cho khách sạn. Thông qua kênh này sản phẩm dịch vụ của khách sạn có thể được bán cho các hãng lữ hành thông qua việc ký kết hợp đồng hoặc chỉ là để bán lại sản phẩm theo nguyên tắc hưởng hoa hồng.

Ngoài ra, khách sạn Satya Đà Nẵng còn bán phòng qua các kênh OTA (Online Travel Agent) như: TripAdvisor, Booking, Agoda, Expedia, hotels.com, ivivu.com, …

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MARKETING MIX THU hút KHÁCH MICE của KHÁCH sạn SATYA đà NẴNG (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w