Phân tích RRTD:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 25 - 31)

Phân tích tín dụng là quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trả nợ vay, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay của ngân hàng. Mục đích của phân tích tín dụng để: (i) Hạn chế thông tin bất cân xứng, (ii) đánh giá đúng thực trạng rủi ro của khách hàng, (iii) xác định đúng nhu cầu vay của khách hàng, (iv) đưa ra quyết định chính xác về việc có cho vay hay không.

Các nhà kinh tế và quản trị ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đánh giá RRTD. Sau đây là một số mô hình:

- Phân tích định tính: Mô hình 6C

+ Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay có mục đích vay rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng đồng thời có thiện chí nghiêm túc trả nợ, trung thực, trách nhiệm.

+ Năng lực pháp lý của người vay ( Capacity): CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng.

• Nếu khách hàng là cá nhân, thì cá nhân đó phải có: (i) năng lực pháp luật dân sự, tức là quyền và nghĩa vụ dân sự; (ii) năng lực hành vi dân sự, tức là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

SV: Vũ Ngọc Vân Lớp NHH - K12

Khóa luận tốt nghiệp 1 5 Học viện Ngân Hàng

Neu khách hàng là tổ chức thì tổ chức đó phải: (i) được thành lập hợp pháp, (ii) có cơ cấu tổ chức hợp pháp; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân; (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

+ Thu nhập của người vay (Cash): CBTD xem xét: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn, để đánh giá khả năng tạo ra đủ tiền trả nợ của khách hàng.

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): CBTD phải xem xét: tính sở hữu hợp pháp của người vay, tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng và đặc biệt là công nghệ của tài sản.

+ Các điều kiện (Conditions): CBTD xem xét khi các điều kiện kinh tế thay đổi, xu hướng ngành ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.

+ Khả năng kiểm soát khoản vay (Control): CBTD xem xét ngân hàng liệu có thể kiểm soát được quá trình khách hàng sử dụng tiền vay không.

Những đánh giá này thường được thực hiện và tổng hợp bởi các công ty xếp hạng tín dụng nổi tiếng như : Moody’s, Standard&Poor’s, Fitch’s

Investor... không chỉ hoạt động tại thị trường Mỹ mà còn cho nhiều thị trường khác trên thế giới.

Aa Chất lượng cao 0.04%

A Chất lượng khá 0.08%

Baa Chất lượng vừa 0.20%

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1.80%

(Nguồn: saga.vn)

Mô hình này xếp hạng tình trạng rủi ro hoạt động hàng năm của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm.Doanh nghiệp xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0.1%.

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số 1 Nghề nghiệp của người vay

Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

Khóa luận tốt nghiệp 1 6 Học viện Ngân Hàng

- Phân tích định lượng — các mô hình hiện đại:

+ MH điểm số Z:

Mô hình do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty sản xuất vay vốn tại Mỹ. Rộng hơn nó dùng để cho điểm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

1. Trị số các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay.

Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z= 1,2X1 +1,4 X2+3,3X3+0,6X4+1,0X5

Trong đó: X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2= tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”

X3= tỷ số “ lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4= tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5= tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vào các nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình điểm số Z thì bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cho khách hàng vay cho đến khi khách hàng cải thiện được điể số Z lớn hơn 1,81.

+ MH Điểm số tín dụng tiêu dùng:

Mô hình này áp dụng cho vay tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Mô hình điểm số tín dụng thường có từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục cho điểm từ 1 đến 10. Ví dụ dưới đây là các hạng mục và điểm số sử dụng tại các ngân hàng Mỹ:

SV: Vũ Ngọc Vân Lớp NHH - K12

Khóa luận tốt nghiệp 1 7 Học viện Ngân Hàng

Công nhân có kinh nghiệm ( tay nghề cao) 8

Nhân viên văn phòng 7

Sinh viên 5

Công nhân không có kinh nghiệm 4 Công nhân bán thất nghiệp 2

2 Trạng thái nhà ở

Nhà riêng 6

Nhà thuê hay căn hộ 4

Sống cùng bạn hay người thân 2

3 Xếp hạng tín dụng

Tốt 10

Trung bình 5

Không có hồ sơ 2

Tồi______________________________________ 0

4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

Nhiều hơn 1 năm 5

Từ 1 năm trở xuống 2

5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

Nhiều hơn 1 năm 2

Từ 1 năm trở xuống 1

6 Điện thoại cố định

Có Không

7 Số người sống cùng ( người phụ thuộc)

Không 3

Một 3

Hai 4

Ba 4

Nhiều hơn ba 2

8 Các tài khoản tại ngân hàng

Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc 4

Chỉ tài khoản tiết kiệm 3

Chỉ tài khoản phát hành séc 2

Tổng điểm của KH Quyết định tín dụng

Từ 28 điếm trở xuống Từ chối tín dụng 29 -30 điếm Cho vay đến 500$

31-33 điếm Cho vay đến 1000$ 34-36 điếm Cho vay đến 2500$ 37-38 điếm Cho vay đến 3500$ 39-40 điếm Cho vay đến 5000$ 41-43 điếm Cho vay đến 8000$

SV: Vũ Ngọc Vân Lớp NHH - K12

Khóa luận tốt nghiệp 1 8 Học viện Ngân Hàng

KH có điếm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên là 43 điếm, thấp nhất là 9 điếm. Giả sử ngân hàng biết rằng 28 điếm là ranh giới giữa KH có tín dụng tốt và tín dụng xấu; trên cơ sở đó, NH hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng hợp lý.

(Nguồn: saga.vn)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w