Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Thanh Xuân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 39 - 40)

Từ năm 2008, toàn hệ thống BIDV triển khai áp dụng cơ cấu bộ máy tổ chức mới, là mô hình TAII theo QĐ số 680/QD-HDQT ngày 3/9/2008.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Thanh Xuân theo MH TAII

(Nguồn: BIDV Chi nhánh Thanh Xuân)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng VHĐ 1761,6 100% 2982 100% 4680 100

%

Khóa luận tốt nghiệp 26 Học viện Ngân Hàng

So với mô hình cũ, trước khi chuyển đổi có những mặt hạn chế là: - Chức năng quản lý rủi ro phân tán.

- Quy trình nghiệp vụ chưa tách bạch 3 chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro, tác nghiệp. Quản lý rủi ro hiện đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát.

- Phân công quản lý theo lĩnh vực hoạt động, không theo đối tượng khách hàng.

- Không có chi nhánh hội sở chính.

- Không có một bộ phận đứng ra chịu trách nhiệm quản lý tất cả các sản phẩm và quản lý cụ thể từng sản phẩm.

Chính vì vậy, mô hình cũ đã không thực sự mang lại hiệu quả cao cho NH BIDV. Mô hình mới đã được quy định cụ thể, hoàn thiện hơn như:

- Tập trung hóa để hình thành một trụ sở chính vững mạnh. Trụ sở chính kiểm soát các sản phẩm tài chính cho từng nhóm khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối. Các chi nhánh là kênh phân phối cho trụ sở chính và tập trung tối đa vào việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Tập trung vào đối tượng khách hàng và các loại sản phẩm ( chiều dọc) thay vì vào chi nhánh (chiều ngang). Khi đó, mỗi nhóm sản phẩm, mỗi nhóm khách hàng được quản lý bởi một đơn vị một cách chủ động, chặt chẽ và chính xác hơn.

- Đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động của NH theo nguyên tắc các sản phẩm, quy trình tác nghiệp đều được tách bạch qua 3 chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro, tác nghiệp.Chức năng quản lý rủi ro được thiết kế nằm trong các quy trình nghiệp vụ, như vậy quản lý rủi ro sẽ được phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành, chứ không đứng ngoài quy trình, thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã phát sinh trước đó.

- Đảm bảo phân tách giữa các khối kinh doanh Front Office và khối hỗ trợ Back Office theo nguyên tắc không có nhân viên nào vừa đàm phán với khách hàng lại vừa chịu trách nhiệm chi trả.

- Tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng Quản Trị.

- Sơ đồ tổ chức được thiết lập một cách đơn giản, rõ ràng, trách nhiệm và hiệu quả để mọi cấp quản lý đều có thể thấy rõ ai báo cáo cho ai, ai chịu trách nhiệm về cái gì, không có nhiều báo cáo bị trùng lặp.

SV: Vũ Ngọc Vân Lớp NHH - K12

Khóa luận tốt nghiệp 27 Học viện Ngân Hàng

- Mô hình này cũng cho phép BIDV tách bạch rõ ràng hơn hoạt động của NHTM thuần túy với hoạt động đầu tư, tham gia thành lập và quản lý công ty con, các đơn vị liên doanh, liên kết.

- Hướng tới mục tiêu mỗi người là một trung tâm lợi nhuận: thực hiện phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ hơn, đưa trách nhiệm xuống các cấp quản trị thấp hơn, tiến tới có thể ước tính được chi phí- thu nhập của từng nhân viên, từng bộ phận, từ đó tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận và giá trị gia tăng, cũng như cơ chế động lực, khuyến khích đối với nhân viên làm việc hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 39 - 40)