Các NHTM hiện nay đang sử dụng rất nhiều mô hình khác nhau đế lượng hóa rủi ro tín dụng, nhằm:
- Tính toán vốn kinh tế
- Phân bổ rủi ro tín dụng cho từng đơn vị kinh doanh
- Định giá các khoản vay
- Đánh giá các đơn vị kinh doanh
- Hỗ trợ việc quản lý danh mục tín dụng chủ động, thông qua việc bán các khoản vay và các trái phiếu, các công cụ phái sinh tín dụng và chứng khoán hóa.
- Tính toán mức bồi thường cho các khoản vay bị xóa
Để đo lường RRTD, cần trả lời 3 câu hỏi:
+ T ỷ lệ khách hàng không trả được n ợ là bao nhiêu? (PD: Probility of Default)
+ Số dư nợ tại thời điếm khách hàng không trả được nợ còn bao nhiêu? (EAD: Exposure at Default)
Khóa luận tốt nghiệp 1 9 Học viện Ngân Hàng
+ Số tiền ngân hàng thực sự mất khi khách hàng không trả được nợ (đã trừ đi giá trị TSBĐ) là bao nhiêu? (LGD: Loss given Default)
Φ Đối với khoản vay riêng lẻ:
+ Tổn thất dự tính ( EL):
EL= PD × LGD × EAD +Tổn thất ngoài dự tính ( UL):
UL = , pɔ (1 - LGD ∙∙ ETE Φ Đối với danh mục tín dụng:
+ Tổn thất dự tính ( ELp):
ELp = Xi
+ Tổn thất ngoài dự tính ( UL):
∑V'V∙: X:-∑⅛.∑⅛>xix: XX XpG..
Trong đó:
ELi là ton thất dự tính của khoản vay riêng lẻ thứ i trong danh mục
ULi là ton thất không dự tính của khoản vay riêng lẻ thứ i trong danh mục Xi: là tỷ trọng của khoản vay thứ i trong danh mục
βij: là hệ số phản ánh mối tương quan giữa khoản vay i và j trong danh mục.
1.2.4.4 Quản lý và phòng ngừa RRTD:
- Trước khi ra quyết định tín dụng, CBQLRR cần đánh giá các nội dung sau:
1. Đánh giá sự phù hợp với các quy định của pháp luật, như: ngành nghề kinh doanh không bị cấm; dự án được duyệt và cho phép; giới hạn huy động vốn đối với công ty đúng quy định. Đồng thời, khoản vay phải phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hànhcủa ngân hàng ( khẩu vị rủi ro)
2. Đánh giá tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, danh mục hồ sơ vay vốn cần: giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ về dự án/phương án SXKD, hồ sơ bảo đảm tiền vay. Đối với với các dự án đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực đặc thù nhu kinh doanh bất động sản, khai thác tài nguyên... cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về lĩnh vực này để đảm bảo hồ sơ vay vốn của khách hàng đầy đủ, đúng quy định.
Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân Hàng
3. Thẩm định việc phân tích, đánh giá khách hàng vay vốn. CBQLRRTD cần phân tích khía cạnh về thực trạng doanh nghiệp như: nhu cầu tài chính nhằm mục đích gì, các yếu tố phi tài chính (môi trường kinh doanh, vòng đời ngành, cơ cấu tổ chức), các yếu tố tài chính thông qua phân tích BCTC, kế hoạch tài chính.
4. Thẩm định việc phân tích rủi ro trong giao dịch với khách hàng để đánh giá đầy đủ các rủi ro trong quan hệ với khách hàng và đưa ra biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, phân tích rủi ro vĩ mô (nền kinh tế, chính trị, môi trường.), rủi ro kinh doanh ( nhu cầu thị trường, cạnh tranh, cung ứng.), rủi ro hoạt động (chi phí, quản lý, sản xuất.), rủi ro tài chính (thanh khoản, khả năng sinh lời.), từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa.
5. Thẩm định, đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng. cần có nhận xét, đánh giá đối với khách hàng có thay đổi xếp loại so với kỳ trước (nguyên nhân do đâu). Cần kiểm tra việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính để đưa ra nhận xét về kết quả xếp hạng, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến tình hình quan hệ với ngân hàng như: lịch sử trả nợ trong 12 tháng, tỷ trọng nơ cơ cấu lại trên tổng dư nợ, tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại.
6. Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay được thực hiện trên cơ sở là chính sách cấp tín dụng, quy định về giao dịch bảo đảm tiền vay. cần lưu ý các điều kiện của TSBĐ như: được phép giao dịch, hạn chế giao dịch, có điều kiện, tình trạng sở hữu hợp pháp .
- Sau khi ra quyết định tín dụng, thực hiện giám sát tín dụng:
Nội dung của giám sát tín dụng gồm:
1. Giám sát hạn mức tín dụng đối với khách hàng. 2. Giám sát việc tuân thủ mức phán quyết.
3. Giám sát các điều kiện vay vốn.
4. Giám sát việc thu hồi nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ.
5. Giám sát về TSBĐ tiền vay.
6. Giám sát và xử lý các dấu hiệu bất thường của các khoản cấp tín dụng.
Tỷ lệ NQH không có = NQH không có khả năng thu hồi × 100%
khả năng thu hồi Tổng NQH
Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi càng cao, khả năng rủi ro càng thấp. Ngược lại, tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi càng cao, rủi ro mất vốn càng cao.
NQH không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất vốn khá cao. Để xem xét
Khóa luận tốt nghiệp 2
1 Học viện Ngân Hàng