Quy trình tíndụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 49 - 51)

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng gắn liền với quy trình cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng thay đổi theo mô hình mới đã yêu cầu quy trình quản lý rủi ro thay đổi theo, được tổ chức lại theo MH QLRR tập trung. Trong đó, ta thấy được những nét mới trong công tác QLRR đó là: bộ phận QLRR được thiết kế nằm trong các quy trình nghiệp vụ, QLRR đã không còn đứng ngoài quy trình để thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh nữa. Sau khi bộ phận QHKH tiếp xúc với khách hàng, thực hiện việc thẩm định và lập báo cáo đề

Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện Ngân Hàng

xuất tín dụng thì hồ sơ sẽ chuyển lên cho bộ phận quản lý rủi ro để thẩm định theo quy định. Sau đó khoản tín dụng đó sẽ được giao cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sơ đồ 2.7 Cấc cấp thẩm quyền phê duyệt rủi ro tín dụng

(Nguồn: BIDVChi nhánh Thanh Xuân)

Các cấp thẩm quyền sau:

+ Trường hợp 1: KH thuộc nhóm không cần bắt buộc phải được bộ phản QLRR thẩm định( KH loại 1), thì phê duyệt tín dụng là PGĐ phụ trách QHKH.

+ Trường hợp 2: KH thuộc nhóm bắt buộc phải được bộ phận quản lý rủi ro thẩm định (KH loại 2), thì phê duyệt tín dụng sẽ là PGĐ/GĐ phụ trách quản lý rủi ro.

+ Trường hợp 3: KH thuộc thẩm quyền phê duyệt của hội đồng tín dụng.

Sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, bộ phận QLRR chịu trách nhiệm soạn thảo quyết định cấp tín dụng, ngoại trừ KH do PGĐ phụ trách QHKH ký duyệt thì coi như là quyết định tín dụng. Nếu có thẩm quyền phê duyệt RRTD là các Hội đồng thì GĐ/PGĐ phụ trách quản lý rủi ro sẽ có thẩm

Mức rủi ro Mô tả nội dung

1. Tín dụng ít rủi ro Khả năng thực hiện các nghĩa vụ của KH là chắc chắn, đảm bảo việc trả nợ như đã thỏa thuận, có thể có một số khía cạnh yếu, rủi ro nhỏ.

Khóa luận tốt nghiệp 3

5 Học viện Ngân Hàng

quyền ký trên văn bản quyết định cấp tín dụng.Sau đó, quyết định cấp tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ sẽ được chuyển cho bộ phận QHKH để thực hiện việc soạn thảo hợp đồng với khách hàng.Sau khi hợp đồng được ký kết thì bộ phận QHKH sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ gốc của KH cho bộ phận quản trị tín dụng để thực hiện việc nhập thông tin vào hệ thống SIBS. Bộ phận QLKH tiếp tục thực hiện việc giám sát và kiểm soát phân loại nợ của KH, đánh giá lại TSBĐ.Bộ phận QLRR và bộ phận QHKH và bộ phận Quản trị tín dụng phối hợp với nhau để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, trong đó bộ phận Quản trị tín dụng có trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản vay, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho bộ phận QHKH.

Việc thực hiện theo quy trình mới bắt đầu từ tháng 10/2008 đến nay, chi nhánh đã bước đầu thành công trong việc triển khai theo quy trình mới này. Qua đó, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w