Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 67 - 71)

- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

Thứ nhất, quy trình tín dụng chưa thực sự rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ và đề cao trách nhiệm cá nhân lại không được kiểm soát chặt chẽ, chưa có cơ chế cảnh báo từ xa nên rất dễ cho cán bộ QHKH hay trưởng phòng lợi dụng để mưu

Khóa luận tốt nghiệp 5 0 Học viện Ngân Hàng

lợi cá nhân. Quá trình kiểm tra cho thấy còn rất nhiều lỗi tác nghiệp trong suốt quy trình. Dưới đây là một số lỗi thực tế thường gặp:

- Không kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay (cán bộ trực tiếp giải quyết công việc, đặc biệt là cán bộ QHKH, chỉ xử lý trên hồ sơ, không “mắt thấy tai nghe”).

- Không kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay sau giải ngân (hoặc kiểm tra chiếu lệ, không thực chất, mang tính đối phó với cấp quản lý và với thanh tra của NHNN).

- Các hợp đồng vay và hợp đồng bảo đảm tài sản còn nhiều sai sót, chưa chặt chẽ về mặt pháp lý. Các sai sót này là rất nhiều và phổ biến nhưng lại không được thống kê và báo cáo một cách trung thực.

Thứ hai, cán bộ QHKH, đặc biệt là các cán bộ QHKH trẻ, thiếu kinh nghiệm (có thời gian làm việc chưa lâu), không hiểu biết hết các quy định hiện hành trong các quy trình nghiệp vụ. Mặt khác, CBTD không thực sự nhận thức được tầm quan trọng của các quy định ấy trong quản trị rủi ro tín dụng và đây dường như là lý do căn bản nhất.

Thứ ba, là cán bộ QHKH biết rất rõ nhưng cố tình làm sai vì động cơ tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác còn một số cán bộ xuống cấp về mặt đạo đức, dễ mua chuộc nhất là lĩnh vực nhạy cảm như hoạt động tín dụng. Mặc dù chưa có vụ tham nhũng nào bị phát hiện và xử lý bằng pháp luật tại chi nhánh Thanh Xuân từ trước đến nay, nhưng rõ ràng nguy cơ này vẫn luôn tồn tại, đe doạ và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Thứ tư, không kiểm tra sự tồn tại thực tế TSBĐ mà chỉ dựa vào hồ sơ KH đưa đến, không đánh giá kỹ TSBĐ, cho vay khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về TSBĐ (chưa đăng ký bảo đảm, KH chưa mua bảo hiểm tài sản như cam kết...), không định giá lại TSBĐ định kỳ ( mặc dù biết giá trị đã biến động rất nhiều.)

Thứ năm, là xu hướng nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm mang lại “lợi ích” cho các KH được đánh giá là KH tiềm năng, KH lớn, KH mà chi nhánh đang thực hiện tiếp thị, “lôi kéo”. Với loại khách hàng này, họ có sức mạnh thị trường hơn phía ngân hàng và họ không cần thực hiện đầy đủ các điều kiện tín

Khóa luận tốt nghiệp 5

1 Học viện Ngân Hàng

dụng mà vẫn nhận được vốn vay. Hơn nữa, tình trạng cạnh tranh đã đến hồi gay gắt giữa các NHTM, trong dài hạn, sẽ rất tốt cho thị trường tín dụng nhưng ngược lại, trong ngắn hạn, sẽ tạo nên xu hướng tiêu cực, nới lỏng điều kiện tín dụng.

Thứ sáu, mô hình tổ chức HĐTD tại chi nhánh hiện nay của BIDV không có thiết chế kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tác nghiệp của cán bộ QHKH một cách độc lập hay bộ phận hỗ trợ chuyên môn sâu. Ví dụ trong khâu soạn thảo hợp đồng tín dụng: CBTD là người chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng mẫu có sẵn để trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét lại và sau đó chuyển hợp đồng sang phòng quản trị tín dụng để quản lý. Vì hợp đồng soạn thảo theo mẫu sẵn nên phát sinh vấn đề về tính cứng nhắc của hợp đồng, không cụ thể và chi tiết hóa phù hợp với sự đa dạng của khách hàng. Hơn nữa, khâu xét duyệt của trưởng phòng QLKH thường rất bận rộn nên có xu hướng xem xét sơ xài, chỉ đọc những điều khoản quan trọng nhất thôi.Mặt khác không phải ai cũng có đủ kiến thức pháp luật để thẩm định tính đúng đắn và chặt chẽ của hợp đồng.

Thứ bảy, tâm lý cho vay khu vực doanh nghiệp nhà nước có tính an toàn cao hơn (rủi ro ít hơn) nên việc chủ quan, áp đặt vẫn bao phủ lên các quyết định tín dụng và xem ra còn mất nhiều thời gian.

Thứ tám, khâu định giá TSBĐ này hầu như được giao cho cán bộ QLKH thực hiện, nhưng bản thân họ chưa phải là chuyên gia về định giá tài sản (vốn là một công việc phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng chuyên biệt).

- Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài ngân hàng:

Thứ nhất, sự thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính của các khách hàng doanh nghiệp (rất ít doanh nghiệp đựơc kiểm toán) gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh gía khả năng sinh lời của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các quyết định cấp tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, việc thực hiện quy trình đánh giá TSBĐ hiện nay chưa có một văn bản chung cho tất cả các ngân hàng. Mặt khác, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại về TSBĐ rất phức tạp, thủ tục phát mại TSBĐ xử lý nợ không dễ, tốn nhiều chi phí. Các thủ tục về phá sản và thi hành án lại kém hiệu quả, nên việc xử lý nợ xấu bằng cách thanh lý TSBĐ của khách hàng bị phá sản diễn ra chậm chạp làm nản lòng người cho vay.

Khóa luận tốt nghiệp 52 Học viện Ngân Hàng

Thứ ba, trung tin thông tin tín dụng CIC của NHNN chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Ngày 21/6/2006 NHNN đã ban hành Quyết định 1253/QĐ-NHNN cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) chính thức được phép thực hiện nghiệp vụ phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, CIC vẫn chưa thực sự tỏ ra giúp ích cho các NHTM.

Thứ tư, hệ thống kế toán Việt Nam chưa bám sát với hệ thống kế toán chuẩn mực quốc tế. Điều này gây ra khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng với các KH hoặc các NH ở nước ngoài.

Thứ năm, là do khủng hoảng kinh tế giai đoạn vừa qua. Các doanh nghiệp - đối tượng vay vốn chủ yếu của ngân hàng - đang gặp rất nhiều vấn đề trong HĐSXKD của mình, khả năng trả nợ của họ là rất kém dẫn đến việc NH phải đối mặt với nguy cơ RRTD cao mặc dù công tác quản lý rủi ro đã được thực hiện nghiêm túc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Để cung cấp dịch vụ tài chính-ngân hàng đến được với khách hàng, không có cách nào khác, các ngân hàng buộc phải mở rộng và thành lập các chi nhánh của mình ở các khu vực thị trường tiềm năng.Số lượng chi nhánh càng nhiều, việc quản trị càng trở nên phức tạp. Giai đoạn 2010-2012, BIDV đã thực hiện hiệu quả với hơn 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Trong quản trị ngân hàng, bất kỳ NHTM nào cũng buộc phải quan tâm thích đáng đến RRTD như là một nguyên nhân cơ bản gây ra phá sản ngân hàng. BIDV nói chung và BIDV Thanh Xuân nói riêng đã ý thức được như thế, đã và đang xây dựng “văn hóa tín dụng” lành mạnh với chướng trình quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế. Những phân tích, nghiên cứu về thực trạng RRTD cũng như thực trạng quản trị RRTD tại chi nhánh BIDV Thanh Xuân đã cho chúng ta hiểu được các vấn đề về quản trị RRTD, chương 2 cũng đã chỉ ra những ưu, nhược điểm cụ thể tại chi nhánh, và đó chính là cơ sở để đề ra giải pháp, kiến nghị trong chương tiếp theo.

Khóa luận tốt nghiệp 5

3 Học viện Ngân Hàng

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh xuân khoá luận tốt nghiệp 165 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w