Thứ nhất, với các DNVVN
Tự bản thân các DNVVN phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, luôn tiếp thu kiến thức mới và hoàn thiện những thiếu sót trong quá trình quản lí, điều hành, tổ chức sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ...
- Phải nâng cao năng lực quản trị. Vai trò chỉ đạo của nhà quản lý có tính chất quyết định đến đường lối, chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, giám đốc các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi, trang bị kiến thức, kĩ năng quản trị, kĩ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định nhanh chóng, chớp thời cơ kinh doanh đúng lúc.
- Thực hiện báo cáo tài chính minh bạch, theo đúng chế độ kế toán, kiểm toán hiện hành. Doanh nghiệp phải đầu tư khâu tuyển dụng cán bộ kế toán có năng lực, trung thực, có trình độ chuyên môn tốt.
-Khắc phục yếu kém, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin về những thay đổi quy chế, văn bản luật do nhà nước quy định. Doanh nghiệp phải tìm hiểu một cách chi tiết các văn bản pháp luật hiện hành, luật quy định không chỉ tronh lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của doanh ghiệp mà còn phải am hiểu các loại luật khác nhau như: luật ngân hàng, luật phá sản, luật bán phá giá,.. .của nền kinh tế.
- DNVVN phải thực hiện tốt khâu lập dự án khi đi vay vốn sản xuất kinh doanh tại ngân hàng. Đây là yếu tố phụ thuộc vào năng lực nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trình độ của cán bộ lập dự án phải đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, phải có trình độ về kế toán, tài chính, lập dự án đầu tư, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về thị trường.
- DNVVN nên tham gia nhiều cuộc hội thảo kinh tế để có cơ hội học kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác và tăng cường mối quan hệ giữa bộ phận DNVVN với các doanh nghiệp lớn và với ngân hàng, đồng thời cập nhật thông tin, tình hình kinh tế xã hội, những định hướng phát triển của nhà nước, của ngành nghề kinh tế.
- Khi được vay vốn, DNVVN phải có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay một cách hiệu quả, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Trong quá trình sử dụng vốn vay, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ việc phân bổ vốn, tiến độ sản xuất để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực. Hơn nữa, các DNVVN cần nâng cao ý
thức về nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn, tuân theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Có như thế ngân hàng mới có lòng tin để tiếp tục cho vay DNVVN.
Thứ hai, với Hiệp hội DNVVN
Với mục đích tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ các DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mà Hiệp hội DNVVN Việt Nam đã ra đời. Hiệp hội DNVVN đã có nhiều hoạt động nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp như dẫn các đoàn doanh nghiệp đi tham quan, khảo sát một số thị trường nước ngoài, tư vấn, định hướng đầu tư hay tổ chức các hội thảo khoa học... Tuy nhiên để góp phần mở rộng hoạt động tín dụng cho các DNVVN trong thời gian tới thì Hiệp hội có thể xem xét một số góp ý dưới đây:
Hiệp hội DNVVN cần tăng cường kết nối giữa các DNVVN với các cơ quan chức năng trong mọi mặt hoạt động, làm tham mưu, đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện hơn hệ thống chính sách, tạo môi trường pháp luật thông thoáng, cạnh tranh cho các doanh nghiệp phát triển.
Hiệp hội cũng nên có các chương trình hỗ trợ tích cực hơn cho các hội viên, để Hiệp hội thực sự trở thành một khối vững chắc, có sự kiên kết giữa các hội viên với nhau bằng việc thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, các buổi làm việc giữa các ngân hàng với các DNVVN,...
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, định hướng các hội viên xây dựng văn hóa kinh doanh tiến bộ, kinh doanh trung thực, tạo lập uy tín lâu dài, có ý thức chấp hành pháp luật và có trách nhiệm với cộng đồng, thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và kiến thức mới,...Tạo tiền đề cho một DNVVN kinh doanh hiệu quả, lành mạnh.
Tăng cường sự tiếp xúc của hiệp hội DNVVN với các hiệp hội hay các tổ chức kinh tế khác để thiết lập các mối quan hệ trong hợp tác kinh doanh với các doanh
nghiệp, cũng như mở nhiều sự lựa chọn hơn thị trường đầu ra, đầu vào cho mỗi doanh nghiệp.
Nắm bắt thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN thành viên, thu thập ý kiến của các doanh nghiệp hội viên về những bất cập trong cơ chế, chính sách, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tháo gỡ tới doanh nghiệp cũng như tới cơ quan chức năng, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng.
Tạo kênh thông tin chuyên nghiệp như trang web, tạp chí,...nhằm cung cấp một cách kịp thời về những thay đổi thị trường, môi trường pháp lý, xu hướng kinh doanh, phương pháp quản trị,...Qua đó, giúp các DNVVN từng bước nâng cao trình độ và có hướng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Trên đây là một số kiến nghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả và quy mô hoạt động cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long. Tuy nhiên, việc này có thực hiện được hay không, phần lớn phụ thuộc vào khả năng của chính chi nhánh trong việc thực hiện nghiêm túc các giải pháp. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần thường xuyên xem xét, đánh giá lại thực trạng mở rộng cho vay để từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đúng đắn hơn.
cho vay đó thực sự đem lại hiệu quả cho các DNVVN thì cần có những giải pháp đồng bộ từ các phía liên quan như: Ngân hàng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước...
Trên cơ sở phân tích thực trạng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long, khóa luận của em đã có những đánh giá cơ bản về thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh và đã mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước cũng như chính các DNVVN nhằm tạo ra sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan nhằm khắc phục những tồn tại, tháo gỡ những rào cản nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô hoạt động cho vay đối với các DNVVN.
Với tầm nhìn và sự hiểu biết còn hạn chế, thêm vào đó là những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và sự đa dạng, phức tạp trong hoạt động của ngân hàng, nên những vấn đề đưa ra của bài viết này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của quý Ngân hàng cũng như của các thầy cô giáo mà đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn khóa luận của em. Em mong rằng những ý kiến, giải pháp mà bài khóa luận đưa ra sẽ được quan tâm và trở thành đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay DNVVN tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006), DNVVN của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
4. Luật doanh nghiệp (2005).
5. Luật các tổ chức tín dụng (2010).
6. NHNN (2006), “Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngan hàng”, NXB Văn hóa - Thông tin.
7. Quy chế cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. 8. Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long. 9. Tạp chí ngân hàng số 8 (2006) và số 11 (2007).
10. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001,
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010
11. Quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của TGĐ NHNo&PTNT Việt Nam, quyết định số 17/QĐHĐQT-TCCB ngày 12/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
12. NHNo&PTNT Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng.
13. Báo cáo Doanh nghiệp Việt Nam (2013), (2014), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI.
được từ ngân hàng?”, Tạp chí tài chính, tại địa chỉ:
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh—kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/lam-the- nao-de-doanh-nghiep-vua-va-nho-vay-von-duoc-tu-ngan-hang-56578.html
> Thanh Thủy (2014), “70% doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng”, Người đồng hành với mọi quyết định, tại địa chỉ:
http://ndh.vn/70-doanh-nghiep-vua-va-nho-kho-tiep-can-von-ngan-hang- 20141118031217191p4c149.news
> Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Việt Anh (2013), “Những khó khăn trong tiếp cận tín dụng của các DNNVV và một số giải pháp khơi thông dòng vốn cho loại hình doanh nghiệp này”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại địa chỉ:
http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/hdk/hdkhcn/htnc/htnc chit iet?dID=51193& afrWindowId=null& afrLoop=H06556419395863&dDocNa me=CNTHWEBAP0116211771340& afrWindowMode=0& adf.ctrl-state=aw
> Cổng thông tin doanh nghiệp, trực thuộc Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại địa chỉ:
http://www.business.gov.vn/
> Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tại địa chỉ http://www.agribank.com.vn/
> Báo cáo của Cục Phát triển doanh nghiệp tại cuộc họp Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV tháng 12/2014, Cổng thông tin doanh nghiệp tại địa chỉ:
http://www.business.gov.vn/Tint%E1%BB%A9cv%C3%A0s%E1%BB%B1ki% E1%BB%87n/tabid/128/catid/826/item/13891/khai-quat-tinh-hinh-doanh-
nghi%E1%BB%87p-va-tr%E1%BB%A3-giup-phat-tri%E1%BB%83n-dnnvv- n%C4%83m-2014 .aspx
> Hiệp hội các DNVVN Việt Nam, tại địa chỉ:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo của Cục Phát triển doanh nghiệp tại cuộc họp Hội đồng
Khuyến khích phát triển DNNVV (2013-2014), tháng 12/2014.
1. Tong quan về chính sách trợ giúp DNNVV
Nhằm tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, ngày 30/6/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV và tiếp đến là Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012) đã được xây dựng, trong đó cụ thể hóa nhiều giải pháp trợ giúp DNNVV quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ- CP.
Trên cơ sở khung pháp lý về trợ giúp phát triển DNNVV, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp phát triển DNNVV (hoặc liên quan đến trợ giúp DNNVV) trong các lĩnh vực: hỗ trợ tài chính tín dụng; mặt bằng sản xuất kinh doanh; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ; xúc tiến mở rộng thị trường; thông tin và tư vấn; phát triển nguồn nhân lực.v.v... cho các DNNVV. Điển hình là một số chương trình, hoạt động liên quan đến trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực sau:
Hỗ trợ tài chính, tín dụng: hỗ trợ DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM); bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại NHTM (thông qua các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phương và thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam); hỗ trợ DN thông qua gia hạn, miễn, giảm một số khoản thu NSNN (thuế Thu nhập DN, thuế Giá trị gia tăng, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.) theo các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ.v.v.
Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho các DNNVV: Chương trình đổi mới khoa học công nghệ quốc gia đến năm 2020; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015; Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020; và một số cơ chế và chính sách khuyến khích DN đầu tư vào khoa học công nghệ.v.v.
Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV; Chương trình nâng cao năng lực quản lý (thuộc Chương trình khuyến công quốc gia); Nâng cao năng lực pháp lý cho DN (thuộc Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành).v.v.
Trong các năm 2013 và 2014, Nhà nước đã dành nguồn lực từ NSNN và các nguồn huy động, tài trợ khác thông qua các chương trình, hoạt động, dự án để thực hiện trợ giúp các DNNVN.
2.1 (...)
2.2. về hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV
Trong năm 2013 và các tháng đầu năm 2014, trên cơ sở bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NNHH ngày 15/1/2014 về tổ chức chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Theo đó, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động nhằm giảm lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất, ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá, quản lý thị trường vàng, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh của DN. NHNN đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của DN, điển hình là:
Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD để đảm bảo cân đối vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh;
Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần để hỗ trợ cho DN, đặc biệt là DNNVV. Theo đó, từ tháng 5/2012, NHNN đã quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV với mức lãi suất thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về chi phí vay vốn cho các DNNVV.
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như cơ cấu lại thời gian trả nợ, cơ cấu lại các khoản vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính); triển khai thí điểm một số chương trình tín dụng như Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân, DN ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Phối hợp với các Bộ, chính quyền địa phương triển khai chương trình kết nối DN-ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của DN trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và đưa ra các giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho DN vay vốn hiệu quả. Điển hình là tại Tp. Hồ Chí Minh, trong năm 2013 đã tổ chức 28 đợt ký kết và có 654 DN được ký kết (chủ yếu là các DNNVV) với số vốn cam kết cho vay là 13.704 tỷ đồng và số vốn giải ngân đạt 12.300 tỷ đồng (90% tổng số vốn cam kết) với lãi suất cho vay ngắn hạn 9%/năm và trung và dài hạn là 9-12%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Chương trình kết nối ngân hàng-DN đã cam kết tài trợ cho DN là 40.625 tỷ đồng. Theo chỉ đạo của NHNN, sắp tới việc tổ chức kết nối ngân hàng-DN sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Tăng cường huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế bổ sung nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp nhằm giảm chi phí vay vốn cho DN như Dự án tài