Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT ch

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 059 (Trang 46 - 51)

những năm qua không ngừng lớn mạnh, thể hiện qua dư nợ không ngừng tăng cao. Điều này được đánh giá là hợp lý vì trong khi đó quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng không ngừng tăng cao.

Nhìn chung theo cơ cấu dư nợ, thì mọi thành phần cho vay đều tăng về quy mô qua các năm, duy nhất có dư nợ theo ngoại tệ là giảm nhẹ, đây là kết quả của việc chi nhánh luôn có định hướng và các biện pháp mở rộng cho vay đến mọi ngành nghề, đối tượng trên địa bàn hoạt động. Việc mở rộng thị phần hoạt động như thế sẽ tạo nền móng vững chắc cho chi nhánh có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại NHNo&PTNT chinhánh Thăng Long nhánh Thăng Long

2.2.1. Bối cảnh kinh tế và chính sách tín dụng của chi nhánh đối với các DNVVN thời gian qua

Bối cảnh kinh tế

Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam thể hiện sự phục hồi chậm sau suy thoái kinh tế toàn cầu, nền sản xuất kinh doanh chịu một phần áp lực từ những bất ổn kinh tế, chinh trị thế giới, cùng với khó khăn từ những năm trước chưa giải quyết hết như khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn

lớn, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp,...

Trước những khó khăn đó Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị,...nhằm tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng kinh tế. Thành quả bước đầu, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với 2013, mức tăng này cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Về lạm phát, từ năm 2004 đến 2011, lạm phát nước ta có xu hướng tăng cao, có thời điểm lên đến mức hai con số, do đó chống lạm phát là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô. Nhưng từ năm 2011 đến 2014, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7%, mức lạm phát bình quân 2014 tăng 4,09% so với năm 2013 - đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và được ghi nhận là thành tựu nổi bật của năm 2014. Thể hiện được tác dụng hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế.

Về khối doanh nghiệp, theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế với tổng số vốn đăng ký khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Hàng năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 40% GDP, 30% thu nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút 51% lao động. Qua đó có thể nhận ra khối các DVVN đóng vai trò rất quan trọng và trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam.

Nhận ra được mấu chốt cho sự tăng trưởng và phát triển này, về phía các ban ngành, cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ các DNVVN. Nhằm tạo khung khổ pháp lý trợ giúp phát triển các doanh nghiệp này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP và Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 trong đó cụ thể hóa nhiều giải pháp trợ giúp DNNVV. Trên cơ sở khung pháp lý đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp DNNVV trong các lĩnh vực: hỗ trợ tài chính tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, đổi mới, nâng

cao năng lực công nghệ, xúc tiến mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực.v.v...

Tuy nhiên, thực trạng khối các DNVVN Việt Nam vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và vẫn đề nổi cộm lên là các DNVVN đang rất thiếu vốn sản xuất kinh doanh - yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Phần lớn các DNVVN vẫn phải dựa vào số vốn tự có và số doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ngân hàng là rất hạn hữu.

Minh chứng là theo khảo sát gần đây của Viện khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam này, chỉ khoảng 32,38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên, 35,24% phản ánh là khó tiếp cận, số còn lại cho biết không thể tiếp cận được vốn vay. Một con số giật mình, vì các kênh huy động vốn khác trên thị trường như phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì phần lớn các DNVVN thường không có đủ điều kiện, uy tín, cho nên phần lớn các DNVVN vẫn phải sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao. Nguyên nhân đưa ra chủ yếu là thông tin tài chính thiếu tin cậy, thiếu tài sản đảm bảo và lãi suất cho vay quá cao. Hàng năm, có hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, một trong những nguyên nhân hàng đầu là thiếu vốn kinh doanh. Vì thế có thể nói bài toán vốn cho khối doanh nghiệp này được xem như chìa khóa cho vấn đề kinh tế nổi cộm này.

Chính sách tín dụng của chi nhánh đối với DNVVN thời gian qua

NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại, định chế tài chính lớn nhất VIệt Nam, hoạt động chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Nên việc định hướng mở rộng cho vay các DNVVN theo định hướng của Chính phủ luôn được ngân hàng chú trọng và quan tâm. Đây cũng là một thị trường tiềm năng cần khai phá trong thời gian tới.

Là một trong những chi nhánh tiêu biểu của hệ thống, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long cũng xây dựng chính sách tín dụng cho DNVVN dựa trên những định hướng chung của hệ thống. Nhằm mở rộng đối tượng khách hàng này, song vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động và kiểm soát rủi ro.

a. Đối tượng vay vốn

Chính sách tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh không giới hạn vào một loại doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cụ thể và hạn chế đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau. Để áp dụng tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho mọi đối tượng vay vốn là DNVVN theo quy định của pháp luật.

b. Nguyên tắc cho vay

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn phải đảm bảo rằng: i. Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; ii. Hoàn trả nợ vay và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

c. Điều kiện cho vay

Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng DNVVN có đủ điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời gian cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi và phù hợp với pháp luật.

- Thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trong chính sách cho vay, chi nhánh không quy định cố định mức cho vay mà do giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền tự định mức vay trong phạm vi ra quyết định, căn cứ theo mức yêu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, định hướng từng thời kỳ của ngân hàng và các quy định pháp luật.

d. Thời hạn cho vay

Không quy định mức tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh hay thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn được phép hoạt động kinh doanh của khách hàng.

e. Lãi suất cho vay

Chi nhánh thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Mức lãi suất được thay đổi qua các thời kỳ dựa trên thông tin về tình hình lãi suất trong hệ thống cũng như trên thị trường. Việc áp dụng lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận.

f. Bảo đảm tiền vay

Chi nhánh tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.

Nên các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng rất được coi trọng vì nó làm tăng khả năng thu hồi nợ, tuy nhiên nó lại không phải điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi ra quyết định cho vay. Vấn đề mấu chốt là khả năng trả nợ từ chính phương án sản xuất và dự án đầu tư.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chính sách cho vay, Chi nhánh rất coi trọng khâu thẩm định kỹ phương án, dự án vay vốn. Và mặc dù quyết định cho vay được

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số lượng KH DNVVN 187 232 285

Tốc độ tăng số lượng

KH DNVVN - +24% +23%

dựa trên việc xem xét nhiều khía cạnh, song bản thân phương án sản xuất, dự án đầu tư có vai trò quyết định đến hiệu quả khoản vay.

Chi nhánh còn thực hiện giám sát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay. Tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong quá trình thẩm định. Việc kiểm soát này sẽ có tác dụng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng kể cả khách hàng tốt, phát hiện kịp thời rủi ro và áp dụng các biện pháp kịp thời.

Chi nhánh cũng coi trọng khâu đàm phán và soạn thảo nội dung hợp đồng tín dụng, vì đây là cơ sở pháp lý rằng buộc khách hàng thực hiện các cam kết với ngân hàng, cũng như cơ sở giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 059 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w