Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộng tín dụng cho

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 059 (Trang 51)

tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

2.2.2.1. Mức độ tăng trưởng về số lượng khách hàng vay vốn là DNVVN

Với sự bùng nổ số lượng các DNVVN trong thời gian qua, đặc biệt tại khu vực Hà Nội - một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, quy tụ một khối lượng rất lớn các DNVVN hoạt động trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực. Dù có nhiều hạn chế, song các khách hàng là DNVVN hứa hẹn là một thị trường tiềm rộng mở, tiềm năng.

Trong khi các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp lớn luôn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của mọi ngân hàng, thì các DNVVN có triển vọng, uy tín sẽ giúp ngân hàng tăng thị phần, thu nhập và phân tán rủi ro. Nắm bắt được xu hướng, mà trong những năm vừa qua chi nhánh đã có những động thái khai thác sâu hơn thị trường này. Nhờ thế mà số lượng khách hàng vay vốn là DNVVN tăng lên rõ rệt trong thời gian qua.

Tỷ trọng KH

Doanh số cho vay DNVVN Tỷ đồng 85 112 137

Tốc độ tăng DSCV DNVVN % - +31,76% +22,32%

DSCV toàn chi nhánh Tỷ đồng 1730 2268 2547

Tỷ trọng DSCV DNVVN % 4,91% 4,94% 5,38%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2012-2013-2014 chi nhánh Thăng Long)

Qua bảng thống kê ba năm gần đây ta thấy, dù nền kinh tế những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ mở rộng số lượng khách hàng là DNVVN tương đối đều và ổn định, năm 2013 tăng 24% so với 2012 và năm 2014 tăng 23% so với năm 2013.

Để đạt tới một tốc độ tăng số lượng khách hàng vay là DNVVN trên 20% như thế, cán bộ tín dụng của chi nhánh đã rất nỗ lực khai thác khách hàng là DNVVN tiềm năng trong địa bàn hoạt động. Vì số lượng DNVVN hoạt động trong địa bàn của chi nhánh là rất lớn, đa dạng; không ít doanh nghiệp đã phá sản hoặc rơi vào tình trạng duy trì hoạt động; việc sàng lọc, tìm kiếm ra những doanh nghiệp có triển vọng, sử dụng hiệu quả vốn vay giống như mò kim đáy bể, đòi hỏi khả năng tìm kiếm thông tin và thẩm định kỹ càng.

Xét về tỷ trọng trong tổng số khách hàng doanh nghiệp, số lượng khách hàng vay là DNVVN luôn chiếm số lượng quá bán, và không ngừng tăng lên về số lượng. Với ưu thế về số lượng, việc cho vay các DNVVN sẽ giúp Chi nhánh phân tán rủi ro bớt phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn, mở rộng được nhiều dịch vụ kèm theo cho từng doanh nghiệp như mở thẻ, chuyển tiền hay trả lương,... tăng thu nhập ngoài lãi cho chi nhánh.

Trong thời gian qua, với nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tài chính để tạo động lực cho nền kinh tế tăng trưởng trở lại mà NHNN đã có những biện

40

pháp làm hạn lãi suất xuống mức thấp, để các thành phần kinh tế dễ tiếp cận vốn ngân hàng. Song với lãi suất cho vay quá thấp mà các ngân hàng rất ngần ngại cho vay dù dư thừa thanh khoản. Trong bối cảnh ấy mà chi nhánh vẫn nỗ lực tăng số lượng khách hàng vay là DNVVN thể hiện được chi nhánh đặt mục tiêu mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh việc phát triển cho vay tiêu dùng và hộ sản xuất hiện đang rất hấp dẫn, thì chi nhánh còn tập trung phát triển mảng doanh nghiệp này một cách có định hướng và được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn dành cho cán bộ tín dụng. Trong thời kỳ 2013-2014, chi nhánh đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp trong các ngành như: Lương thực thực phẩm; Dược và thiết bị y tê; Dệt may; Viễn thông, công nghệ thông tin, Thương mại bán lẻ; Du lịch, khách sạn, nhà hàng... các ngành còn lại thì vẫn được chi nhánh quan tâm, duy trì như cũ.

2.2.2.2. Mức tăng trưởng về doanh số cho vay đối với DNVVN

Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nhất mức độ mở rộng quy mô tín dụng của chi nhánh đối với các DNVVN. Bảng số liệu doanh số cho vay sau đây thể hiện tổng số tiền mà chi nhánh đã giải ngân cho các khách hàng vay là DNVVN trong ba năm trở lại đây.

Ngoài việc tiếp tục giữ chân các khách hàng doanh nghiệp truyền thống (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc doanh,..) những năm gần đây chi nhánh đã đẩy mạnh mở rộng quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp mới trong địa bàn hoạt

động mà chủ yếu là các DNVVN đang có tiềm năng phát triển. Do đó, đã đẩy mạnh được công tác tín dụng thêm mở rộng và đa dạng.

Trong mười năm trở lại đây xu hướng thành lập các DNVVN ngày một thịnh hành và lan rộng, vì nó có ưu thế nhu cầu vốn ít, ngành nghề hoạt động đa dạng. Dan đến bùng nổ số lượng các DNVVN, thủ đô Hà Nội là một trong những nơi tập trung nhiều DNVVN nhất, nhưng phải đến một số năm gần đây chi nhánh mới có định hướng mới, khai thác đối tượng tiềm năng này, kết quả khả quan là doanh số cho vay các DNVVN tuy chưa cao nhưng đã không ngừng tăng trong ba năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.1. Doanh số cho vay 2012-2014 (Đơn vị: Tỷ đồng)

■DSCV DNVVN

■Tổng DSCV

Doanh số cho vay đối với DNVVN có nhiều biến chuyển, tăng với tốc độ tương đối lớn, năm 2013 tăng 31,76% so với năm 2012 (từ 85 tỷ đến 112 tỷ), thể hiện được số tiền chi nhánh giải ngân cho khối DNVVN đã có chuyển biến rất tích cực, góp phần mở rộng tín dụng toàn chi nhánh. Song so với doanh số toàn chi nhánh thì vẫn còn hạn chế, ở mức dưới 5%. Tuy về quy mô doanh số cho vay DNVVN tăng tương đối lớn trong năm 2013, nhưng xét về tỷ trọng doanh số trong toàn chi nhánh thì không mấy chuyển biến, chỉ tăng ở mức rất hạn chế là 0,03% một mức duy trì.

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay DNVVN Tỷ đồng 34 37 49

Lý do đưa ra là bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ còn ảm đạm, tổng cầu trong nước sụt giảm mạnh, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa và đến với bờ vực phá sản, theo thống kê cho thấy có hơn 60,000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2013. Không ít doanh nghiệp trong số đó có đăng ký hoạt động tại khu vực Hà Nội, nên chi nhánh rất thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN mà chủ yếu tập trung vào mạng cá nhân và hộ gia đình. Nên việc duy trì được tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN không giảm cũng được xem là nỗ lực mở rộng tín dụng ,cũng như hỗ trợ các DNVVN có tiềm năng bị thiếu vốn kinh doanh.

Đến năm 2014 có vẻ như tín dụng với DNVVN có chút khởi sắc hơn, tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Về quy mố doanh số cho vay DNVVN tăng 22,32% so với năm 2013, thấp hơn một chút so với con số 31,76% của năm 2012 và được đánh giá là một con số đáng kể trong giai đoạn này. Một điểm sáng đó là sự đánh dấu của tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN không con ở mức duy trì nữa mà tăng 0,44% từ 4,94% lên 5,38%. Con số còn khá hạn chế nhưng đã đánh dấu được bước chuyển mình mới trong định hướng kinh doanh của chi nhánh, chi nhánh đã hướng tới tăng cường khai thác một phân khúc thị trường khá rộng lớn và mới lạ này.

Sự gia tăng này là phù hợp với tình hình kinh tế 2014, một năm được đánh giá là tăng trưởng ổn định. Kinh tế khôi phục nhẹ sau một thời kỳ trì trệ, lạm phát giảm, lãi suất hạ nhiệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.

Ban lãnh đạo chi nhánh nhận thấy nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng trở lại, các doanh nghiệp có tiềm năng khôi phục và phát triển nên đã đẩy mạnh vai trò trung gian tài chính của mình, góp phần thúc đẩy vốn luân chuyển sau một thời gian dài thanh khoản dư thừa. Động thái này không những kích thích sự đầu tư, phát triển của các DNVVN trong địa bàn chi nhánh hoạt động mà còn giúp tăng thu nhập từ lãi cho chi nhánh.

2.2.2.3. Mức tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN

Để theo dõi tình hình dư nợ tín dụng của các DNVVN ta có bảng dư nợ vào thời điểm cuối năm 3 năm gần đây:

Bảng 2.5. Tình hình dư nợ tín dụng của DNVVN tại Chi nhánh 2012-2014 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Dư nợ cho vay toàn chi

nhánh Tỷ đồng 618 732 849

Để thể hiện rõ hơn quy mô dư nợ, ta có biểu đồ sau:

Chỉ tiêu

Nợ xấu cho vay

DNVVN (Tỷ đồng) DNVVN (Tỷ đồng)Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu (%)

Qua những số liệu trên ta thấy:

Dư nợ tín dụng đối với DNVVN thời điểm cuối năm 2013 chỉ tăng 3 tỷ so với cuối năm 2012 đạt tốc độ tăng là 8,82%, cùng xu hướng của doanh số cho vay của DNVVN, tăng rất nhẹ. Thể hiện mức duy trì tín dụng của chi nhánh đối với DNVVN.

Đến năm 2014 lại khởi sắc hơn, dư nợ cho vay với DNVVN tăng 12 tỷ từ 37 tỷ lên 49 tỷ đồng, đạt tốc độ 32,43% mức tăng tương đối lớn trong bối cảnh các DNVVN khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đó là xét riêng về dư nợ đối với DNVVN, còn khi xem xét trên dư nợ toàn chi nhánh thì tỷ trọng dư nợ của DNVVN nhìn chung nằm trong khoảng 5-6%. Năm 2012, dư nợ của DNVVN chỉ ở ngưỡng 5,50%, đến năm 2013 lại giảm xuống còn 5,05% thể hiện trong tổng cơ cấu cho vay, đã có sự sụt giảm tín dụng trong mảng DNVVN.

Sở dĩ có sự giảm sút đó là do chi nhánh phát triển mảng cho vay cá nhân, hộ gia đình để bù lại mảng sự đi xuống của doanh nghiệp, vì các doanh nghiệp thời điểm này gặp nhiều khó khăn để tiêu thụ hàng hóa và ít có nhu cầu vay vốn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hay mở rộng quy mô.

Đến năm 2014 tỷ trọng dư nợ của DNVVN đã tăng lên 0,72% từ mức 5,05% lên 5,77%, cao hơn cả tỷ trọng năm 2012, thể hiện xu hướng cho vay DNVVN đã bắt đầu nhen nhóm, chiếm tỷ trong cao hơn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, nhìn vào bảng tỷ trọng dư nợ ta thấy tỷ trọng của DNVVN vẫn còn rất nhỏ. Đây là một vấn đề mà phòng khách hàng doanh nghiệp, cũng như ban lãnh đạo chi nhánh cần có những giải pháp nhằm tăng dư nợ cho vay DNVVN trong thời gian tới.

2.2.2.4. Chất lượng tín dụng

Dựa vào những quy định hiện hành về phân loại nợ của NHNN và những số liệu về cho vay DNVVN tại chi nhánh, ta có bảng thể hiện tình hình nợ xấu của các khoản tín dụng cho DNVVN tại các thời điểm cuối năm giai đoạn 2012-2014:

2013 1,154 37,331 3,09%

Chỉ

tiêu 2012 2013 2014

34,158 tỷ 100% 37,331 tỷ 100% 49,795 tỷ 100% Nội tệ 29,236 85,59% 32,889 88,10% 45,124 90,62% Ngoại tệ 4,922 14,41% 4,442 11,90% 4,671 9,38%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2012-2013-2014 chi nhánh Thăng Long)

Thể hiện rõ hơn diễn biến nợ xấu của DNVVN, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay DNVVN 2012-2014 (Đơn vị:

%)

Qua tỷ lệ nợ xấu 3 năm trở lại đây, ta thấy một xu hướng chung là tỷ lệ nợ xấu đã giảm dần. Thành quả đó là nhờ chi nhánh đẩy mạnh việc thẩm định, chọn lựa doanh nghiệp một cách khách quan và chặt chẽ hơn (như nâng cao vai trò của TSĐB đối với các khoản tín dụng có độ khả thi thấp), hơn thế nữa cán bộ tín dụng của chi nhánh còn chú ý hơn đến khâu giám sát sau cho vay để kiểm soát việc sử dụng vốn của DNVVN, hạn chế việc vi phạm hợp đồng tín dụng.

Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm 0,08% từ 3,17% xuống 3,09%, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn trên mức an toàn 3%, cho thấy chất lượng tín dụng DNVVN vẫn còn kém,

46

rủi ro mất vốn của ngân hàng cao, đẩy chi phí của chi nhánh hai năm 2012, 2013 tăng do phải tăng trích lập dự phòng.

Để giải thích cho tỷ lệ nợ xấu cao như thế, lý do là vì các DNVVN chịu ảnh hưởng từ sự trì trệ của nền kinh tế. Như tổng cầu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng cao, hàng hóa tồn kho ở mức cao phá vỡ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thu hồi được vốn để trả nợ ngân hàng và tái đầu tư để bắt đầu một chu kỳ kinh doanh mới.

Đến năm 2014, chi nhánh đã kéo được tỷ lệ nợ xấu DNVVN xuống một tỷ lệ an toàn 2,93%, giảm hẳn 0,16% so với năm 2013. Không những tỷ lệ nợ xấu DNVVN giảm mà dư nợ cho vay DNVVN còn tăng tương đối nhanh từ 37,331 tỷ lên 49,395 tỷ cho thấy định hướng hoạt động của chi nhánh đối với khối DNVVN giai đoạn này rất hiệu quả. Mong rằng trong thời gian tới chi nhánh sẽ tiếp tục phát huy, không chỉ mở rộng cho vay các DNVVN mà còn duy trì được chất lượng tín dụng ở mức cao.

2.2.2.5. Cơ cấu tín dụng

Chỉ tiêu Số dư 2012 2013 2014 34,158 tỷ 100% 37,331 tỷ 100% 49,795 tỷ 100% Ngắn hạn 23,48 68,74% 27,136 72,69% 38,272 76,86% Trung dài hạn 10,678 31,26% 10,195 27,31% 11,523 23,14%

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo đồng tiền vay

Qua những số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh chủ yếu là cho vay bằng nội tệ. Và xu thế này ngày càng có xu hướng gia tăng, năm 2012 dư nợ cho vay bằng nội tệ chiếm 85,59%, đến năm 2013 tăng lên 88,10%, rồi năm 2014 tăng lên 90,62%. Nguyên nhân chính là vì các DNVVN vay vốn tại chi nhánh hầu hết hoạt động tại khu vực Hà Nội làm việc trong lĩnh vực thương mại, sản xuất sử dụng nguyên vật liệu trong nước hay dịch vụ, còn số lượng khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất ít và nhu cầu của những doanh nghiệp này cũng không thường xuyên. Một phần cũng do thời gian gần đây NHNN có những quy định chặt chẽ hơn về giao dịch ngoại tệ, thực hiện mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, chống đô la hóa, dẫn đến nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp cũng hạn chế, các ngân hàng thì hạn chế cho vay.

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ sau:

Nhìn vào số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2012-2013, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn nhìn chung là đều tăng và dư nợ ngắn hạn vẫn giữ vai trò chủ đạo. Xét về tỷ trọng thì dư nợ ngắn hạn ngày càng chiếm một tỷ trọng cao hơn, năm 2012 là 68,74%, đến năm 2013 đạt 72,69%, rồi tiếp tục ổn định ở mức 76,86% vào năm 2014. Vì chủ yếu các DNVVN vay vốn ở chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực có chu kỳ kinh doanh ngắn và doanh nghiệp vay vốn để bổ sung vốn lưu động là chủ yếu, nên thời hạn vay ngắn hạn chiếm đa số.

Còn các khoản vay trung dài hạn thường có mục đích đầu tư dài hạn, nên rủi ro lớn hơn, khó dám chắc về khả năng thu hồi nợ, trong khi tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN đang ở mức cao, nên chi nhánh tỏ ra khắt khe trong việc duyệt cho vay một khoản vay có thời hạn dài. Về phía các doanh nghiệp thì họ đang phải đối diện với một thời kỳ kinh tế khó khăn, nên nhu cầu đầu tư mới hay đầu tư mở rộng sản xuất cũng giảm mạnh. Đây cũng là một lý do khiến tỷ trọng các khoản vay có kỳ hạn dài giảm trong 3 năm qua.

2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng DNVVN tại chi nhánh

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Mặc dù cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 059 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w