Trong những năm qua, Chính phủ đã thông qua nhiều chính sách, cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển như nghị định 56/200/NĐ-CP về trợ giúp DNVVN, hay chỉ thị 06/CT-TTg ngày 12/03/2014 về đẩy mạnh tái cơ cấu DNVVN... Chính phủ cũng đang có những chủ trương hỗ trợ phát triển DNVVN với nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cũng như môi trường kinh doanh hiện nay chưa đáp ứng được xu thế phát triển rất nhanh và đa dạng của các DNVVN. Điều này đã trở thành thách thức lớn trong việc đẩy mạnh phát triển các DNVVN trong thời gian tới. Sau đây là một số kiến nghị đối với Chính phủ:
Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường pháp lí đầy đủ cho các DNVVN hoạt động. Chính phủ các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có ý thức, trách nhiệm tuân thủ đúng theo quy chế hoạt động của nhà nước. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật như luật doanh nghiệp, luật kinh doanh, luật cạnh tranh và các văn bản liên quan như nghị định, nghị quyết, ... vẫn chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính của DNVVN. Và yêu cầu các DNVVN thực hiện đứng đắn, chính xác và minh bạch, hạch toán đúng chuẩn mực kế toán do bộ tài chính hướng dẫn. Có như thế mọi thông tin về tình hình kinh doanh của DNVVN mới xác thực và độ tin cậy cao đối với các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, hỗ trợ DNVVN khắc phục khó khăn về tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ định hướng cho các địa phương thành lập các khu công nghiệp tập trung cho các doanh nghiệp này, vì như thế sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp về mặt cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp. Hiện nay, các DNVVN muốn có mặt bằng sản xuất thì có hai lựa chọn: thuê của
Nhà nước hoặc thuê từ các tổ chức. Tuy nhiên việc thuê đất của Nhà nước ở những khu vực hưởng ưu đãi mất nhiều thời gian và số lượng những khu đất đó rất hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp nhanh chóng nhằm giải quyết khó khăn trên cho doanh nghiệp.
Đồng thời cần hỗ trợ các DNVVN tiếp cận được vốn vay với lãi suất hợp lý, bằng cách tập trung các nguồn lực để thành lập quỹ hỗ trợ các DNVVN, tạo nguồn vốn ủy thác cho các NHTM cho vay đối với các doanh nghiệp này.
Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ tài chính bên cạnh các tổ chức tín dụng như quỹ hộ trợ và phát triển DNVVN thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở những nơi có nhu cầu để tạo điều kiện vay vốn. Tiếp tục thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN theo như kinh nghiệm học tập được từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, Chính phủ cần có những biện pháp giảm thuế, hoãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dệt may, giầy da... Đẩy mạnh lộ trình giảm thuế và hoãn thuế.
Ngoài ra, các quy chế về thuế, chế độ báo cáo tài chính, hóa đơn, chứng từ cần được hoàn thiện hơn. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đều có tới hai hoặc ba hệ thống sổ sách, một là dành cho cơ quan thuế, một là dành cho ngân hàng và cái còn lại cho bản thân các nhà quản trị của doanh nghiệp. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do nằm ở tâm lý muốn né tránh thuế, sự quản lý, chế độ chứng từ hóa đơn chưa phù hợp, điều này gây ra nhiều bất cập cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của các cán bộ thuế ...Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định thuế, chế dộ kế toán, chế dộ hóa đơn chứng từ để giúp các đoanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính sát thực của các báo cáo tài chính là vô cùng cần thiết góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong quá trinh thẩm định được chính xác hiệu quả.
Thứ tư, hỗ trợ các DNVVN về mảng thông tin. Thông tin chính là một trong những vấn đề khó khăn đối với các DNVVN. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về việc cung cấp thông tin cho bộ phận các doanh nghiệp này, thông qua các
giải pháp như thiết lập trang web chuyên cung cấp các thông tin, tin tức, sự kiện, thị trường cho các bộ phận DNVVN, cập nhật các văn bản pháp luật và dưới luật, để từ đó giúp các doanh nghiệp này có hiểu biết tổng thể nhất. Ngoài ra, Chính phủ có thể lập các cơ quan chức năng để đào tạo các chương trình về xuất nhập khẩu, công tác quản trị, các quy chế của NHTM...nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực của các doanh nghiệp này.
Thứ năm, giải quyết vấn đề thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp này. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ, các ngành có liên quan quản cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ trong việc thực hiện các chinh sách vĩ mô của Nhà nước. Hiện nay, do tác động của nền kinh tế, lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng đều đang ở mức khá cao, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ, định hướng phù hợp để thúc đẩy tiêu dùng của dân cư, giúp các DNVVN giải quyết được vấn đề hàng tồn kho, qua đó hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, theo Bộ kế hoạch và đầu tư, một trong những chính sách cần thiết là ưu tiên các doanh nghiệp này tham gia đấu thầu dịch vụ công và có cơ chế cụ thể khuyến khích DNVVN tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công. Nếu vận dụng tốt các biện pháp này thì sẽ hỗ trợ được rất nhiều DNVVN.