Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 059 (Trang 39 - 46)

Sự hình thành và phát triển

NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam

Tên tiếng anh: Agribank Thăng Long

Địa chỉ giao dịch: Số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội Website: VBARD.COM.VN hoặc Agribank.com.vn

NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long là một thành viên, là chi nhánh cấp một của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở giao dịch tại sô 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. Tiền thân ban đầu của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long có tên là Sở giao dịch I NHNo&PTNT, được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1991.

Từ ngày 14/04/1991 Sở giao dịch I đổi tên thành NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 17/QĐHĐQT - TCCB ngày 12/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Kể từ đó tới nay, cũng như các chi nhánh khác trong hệ thống, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long thực hiện ngay các chức năng như một Ngân hàng thương mại đó là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, cho vay, kinh doanh ngoại hối và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ khác.

Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

29 Phó Giám Đốc Giám Đốc Phòng Giao Dịch - PGD Hàng Gà - PGD Bờ Hồ Các phòng ban

ngoại hối Phòng kế toán tổng hợp Phòng dịch vụ và marketing Phòng hành chính và nhân sự

Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

Chi nhánh cấp II

- Chi nhánh Tây Sơn

Chi nhánh Trung Yên Chi nhánh Chợ Mơ Chi nhánh Nguyễn Khuyến Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

Trong cơ cấu tổ chức của mình, chi nhánh đã thể hiện rõ đây là một đơn vị có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý. Đơn vị có cơ cấu hợp lý, vững chắc thể hiện được tính chịu trách nhiệm của các phòng ban và các vị trí lãnh đạo trong đơn

Nguồn vốn hoạt động Năm

2012 2013 2014

vị. Tất cả các phòng ban cùng chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và người có quyền cao nhất là giám đốc. Các chức năng của chi nhánh được chuyên biệt hóa thành các phòng ban khác nhau để hoạt động của chi nhánh diễn ra một cách chuyên nghiệp và có hệ thống nhất, ví dự như phòng tín dụng sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng, tiến hành tìm kiếm, chăm sóc khách hàng vay vốn, đây được coi là bộ phận hết sức quan trọng vì là nơi trực tiếp tạo ra doanh thu cho chi nhánh, hay phòng kế toán và ngân quỹ sẽ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

Còn các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc sẽ có một số vai trò cơ bản sau: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng cả ngoại tệ cũng như nội tệ; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng do giám đốc chi nhánh giao... Cũng qua cơ cấu tổ chức chi nhánh ta thấy phạm vi hoạt động cũng như loại hình hoạt động của chi nhánh rất lớn và đa dạng, vì là chi nhánh cấp một nên bên dưới là trực thuộc rất nhiều chi nhánh cấp hai cũng như PGD, mang lại một lợi thế cho chi nhánh để chiếm lĩnh, tiếp cận thị trường.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

Hoạt động huy động vốn

Sau những nỗ lực của chi nhánh cũng như tận dụng được ưu thế của ngân hàng là độ an toàn cao, mạng lưới rộng khắp mà số tiền chi nhánh huy động không ngừng tăng mỗi năm cả về số lượng và nguồn gốc, tạo dòng vốn dồi dào, có tính ổn định cao cho chi nhánh.

Sau đây là bảng số liệu thể hiện tình hình huy động vốn của chi nhánh những năm gần đây.

Bảng 2.1. Nguồn vốn 2012, 2013, 2014 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long (Đơn vị: Triệu đồng)

Nguồn vốn không kỳ hạn 576.012 651.048 800.572 Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng 295.835 486.704 528.841 Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng 412.556 493.030 625.146

2. Theo tính chất nguồn vốn 1.284.403 1.630.782 1.954.559

Tiền gửi dân cư 201.520 246.072 369.189

Tiền gửi tổ chức kinh tê xã hội 958.334 1.238.332 1.397.121 Tiền gửi, vay TCTD và nguồn khác 124.549 392.204 188.249

2012 2013 2014 1. Theo loại tiền vay 618.412 732.397 849.429

Nội tệ 544.694 667.621 775.950

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2012-2013-2014 chi nhánh Thăng Long)

Qua bảng thống kê về số vốn huy động được trong ba năm gần đây, ta có thể thấy nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã tăng mạnh về quy mô qua các năm, trong đó chủ yếu vẫn là nguồn tiền gửi và tiết kiệm ngắn hạn. Điều này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng là chủ yếu, khách hàng gửi tiền thường có tiền nhàn rỗi trong thời gian ngắn, còn khách hàng vay đa phần vay đầu tư vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh những ngành có chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh, dẫn đến trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn kỳ hạn ngắn vẫn là đa số.

Có thể nói đối với ngân hàng, quy mô vốn là yếu tố rất được coi trọng, thể hiện được năng lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh của một ngân hàng, những năm qua chi nhánh đã tăng tổng nguồn vốn của mình thông qua việc đẩy mạnh huy động vốn. Dựa trên cơ sở đó, chi nhánh có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay và đa

32

dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm. Ngoài ra việc tăng nguồn vốn huy động cũng tạo áp lực cho chi nhánh nếu không cho vay được, vì tiền vẫn ở trong ngân hàng, không sinh lời trong khi ngân hàng vẫn phải tiến hành chi trả lãi cho khách hàng gửi tiền. Vậy để xem chi nhánh có sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được hay không, ta cùng xem qua tình hình sử dụng vốn của chi nhánh trong những năm gần đây.

Hoạt động sử dụng vốn

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng thì việc quan trọng là làm sao để sử dụng hiệu quả đồng vốn mình đã huy động được. Trong đó nghiệp vụ cho vay chiếm một vai trò hết sức quan trọng và là nghiệp vụ chính trong quá trình sử dụng vốn. Việc giữ chân được những khách hàng vay thân thiết và không ngừng mở rộng thêm khách hàng mới được coi là định hướng hoạt động chung của tất cả các ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng có vai trò là một trung gian tài chính, nên lợi nhuận chủ yếu đem lại là sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Nên để tạo ra nguồn thu lớn và lâu dài cho ngân hàng, thì hoạt động tín dụng được coi hoạt động cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng.

Qua các năm phát triển và trưởng thành, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã không ngừng tăng lên cả về chất và lượng.

Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng năm cuối năm 2012, 2013, 2014 NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long (Đơn vị: Triệu đồng)

2. Theo kỳ hạn cho vay 618.412 732.397 849.429

Dư nợ ngắn hạn 377.865 430.784 458.440

Dư nợ trung hạn 84.197 144.227 177.093

Dư nợ dài hạn 156.350 157.386 213.896

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 059 (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w