Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nhất mức độ mở rộng quy mô tín dụng của chi nhánh đối với các DNVVN. Bảng số liệu doanh số cho vay sau đây thể hiện tổng số tiền mà chi nhánh đã giải ngân cho các khách hàng vay là DNVVN trong ba năm trở lại đây.
Ngoài việc tiếp tục giữ chân các khách hàng doanh nghiệp truyền thống (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc doanh,..) những năm gần đây chi nhánh đã đẩy mạnh mở rộng quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp mới trong địa bàn hoạt
động mà chủ yếu là các DNVVN đang có tiềm năng phát triển. Do đó, đã đẩy mạnh được công tác tín dụng thêm mở rộng và đa dạng.
Trong mười năm trở lại đây xu hướng thành lập các DNVVN ngày một thịnh hành và lan rộng, vì nó có ưu thế nhu cầu vốn ít, ngành nghề hoạt động đa dạng. Dan đến bùng nổ số lượng các DNVVN, thủ đô Hà Nội là một trong những nơi tập trung nhiều DNVVN nhất, nhưng phải đến một số năm gần đây chi nhánh mới có định hướng mới, khai thác đối tượng tiềm năng này, kết quả khả quan là doanh số cho vay các DNVVN tuy chưa cao nhưng đã không ngừng tăng trong ba năm trở lại đây.
Biểu đồ 2.1. Doanh số cho vay 2012-2014 (Đơn vị: Tỷ đồng)
■DSCV DNVVN
■Tổng DSCV
Doanh số cho vay đối với DNVVN có nhiều biến chuyển, tăng với tốc độ tương đối lớn, năm 2013 tăng 31,76% so với năm 2012 (từ 85 tỷ đến 112 tỷ), thể hiện được số tiền chi nhánh giải ngân cho khối DNVVN đã có chuyển biến rất tích cực, góp phần mở rộng tín dụng toàn chi nhánh. Song so với doanh số toàn chi nhánh thì vẫn còn hạn chế, ở mức dưới 5%. Tuy về quy mô doanh số cho vay DNVVN tăng tương đối lớn trong năm 2013, nhưng xét về tỷ trọng doanh số trong toàn chi nhánh thì không mấy chuyển biến, chỉ tăng ở mức rất hạn chế là 0,03% một mức duy trì.
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay DNVVN Tỷ đồng 34 37 49
Lý do đưa ra là bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ còn ảm đạm, tổng cầu trong nước sụt giảm mạnh, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa và đến với bờ vực phá sản, theo thống kê cho thấy có hơn 60,000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2013. Không ít doanh nghiệp trong số đó có đăng ký hoạt động tại khu vực Hà Nội, nên chi nhánh rất thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN mà chủ yếu tập trung vào mạng cá nhân và hộ gia đình. Nên việc duy trì được tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN không giảm cũng được xem là nỗ lực mở rộng tín dụng ,cũng như hỗ trợ các DNVVN có tiềm năng bị thiếu vốn kinh doanh.
Đến năm 2014 có vẻ như tín dụng với DNVVN có chút khởi sắc hơn, tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Về quy mố doanh số cho vay DNVVN tăng 22,32% so với năm 2013, thấp hơn một chút so với con số 31,76% của năm 2012 và được đánh giá là một con số đáng kể trong giai đoạn này. Một điểm sáng đó là sự đánh dấu của tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN không con ở mức duy trì nữa mà tăng 0,44% từ 4,94% lên 5,38%. Con số còn khá hạn chế nhưng đã đánh dấu được bước chuyển mình mới trong định hướng kinh doanh của chi nhánh, chi nhánh đã hướng tới tăng cường khai thác một phân khúc thị trường khá rộng lớn và mới lạ này.
Sự gia tăng này là phù hợp với tình hình kinh tế 2014, một năm được đánh giá là tăng trưởng ổn định. Kinh tế khôi phục nhẹ sau một thời kỳ trì trệ, lạm phát giảm, lãi suất hạ nhiệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
Ban lãnh đạo chi nhánh nhận thấy nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng trở lại, các doanh nghiệp có tiềm năng khôi phục và phát triển nên đã đẩy mạnh vai trò trung gian tài chính của mình, góp phần thúc đẩy vốn luân chuyển sau một thời gian dài thanh khoản dư thừa. Động thái này không những kích thích sự đầu tư, phát triển của các DNVVN trong địa bàn chi nhánh hoạt động mà còn giúp tăng thu nhập từ lãi cho chi nhánh.