Nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 33)

Nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của NHTM vì:

- Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng giúp hạn chế những tổn thất tín dụng, từ đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Khi chất lượng tín dụng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi sẽ giảm. Do vậy, NHTM sẽ bảo toàn được nguồn vốn của mình. Từ đó làm cơ sở cho sự mở rộng về quy mô của NHTM.

- Nâng cao chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... do đó làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Khi chất lượng tín dụng được nâng cao, thời gian giải quyết các thủ tục tín dụng sẽ giảm xuống, từ đó đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn, đồng thời chi phí quản lý trong lĩnh vực tín dụng cũng được tiết kiệm.

- Chất lượng tín dụng được chú trọng sẽ giúp ngân hàng tạo ra được một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, từ đó thu hút và duy trì được những khách hàng trung thành.

Với những ý nghĩa trên, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng, giảm so

với năm 2011 Số tiền Tăng, giảm sovới năm 2012

+/- % +/- %

Tổng tiền

gửi huy động 88.648 111.462 22.814 25,74 119.978 8.516 7,64

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng của NHTM, khóa luận đã làm rõ các vấn đề lý luận về vai trò của chất lượng tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế, các yếu tố định tính và định lượng thườngđược sử dụng để

đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM, những nhân tố ảnh hưởng và tầmquan

trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động củaNHTM nói

riêng cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

CHƯƠNG 2

TH ỰC TRẠ NG CH ẤT LƯỢNG TÍN D Ụ NG T ẠI NGÂN HÀNG T HƯƠNG MẠ I C Ổ PHẦ N KỸ THƯƠNG VIỆ T NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013

2.1.1. Hoạt động huy động vốn

Giai đoạn 2011-2013, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính từ năm 2008 và nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các NHTM, nhận biết được sự quan trọng đó, những năm qua Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã bằng nhiều biện pháp tích cực tập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Bảng 2.1: Tổng tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2011-2013

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát

tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực thực phẩm, giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNNVN lúc bấy giờ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, theo đó các biện pháp trọng tâm là chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

Mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn, Techcombank vẫn tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ và ổn định trong năm 2011. Tổng tiền gửi huy động của

ngân hàng đạt 136.781 tỷ đồng (trong đó tiền gửi của khách hàng là 88.648 tỷ đồng). Số dư tiền gửi tăng 28.447 tỷ đồng, tương đương với mức +26% so với cùng kỳ năm 2010. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 65% và các tổ chức tín dụng tăng 73%, tăng mạnh so với năm 2010. Tiền gửi của dân cư giảm 6,7% so với cuối năm 2010. Giấy tờ có giá do Techcombank phát hành cũng tăng 54% từ 15.024 tỷ đồng lên 23.094 tỷ đồng, trong đó 12.521 tỷ có kỳ hạn dưới 12 tháng, 5.116 tỷ có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm, 2.456 tỷ có kỳ hạn trên 5 năm và 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Đó là những con số đầy thách thức trước điều kiện sụt giảm lớn của nguồn tiền toàn thị trường tiền tệ trong năm 2011.

Bước sang năm 2012, nhìn ra thế giới thì đó là sự suy thoái tại khu vực đồng EURO cùng với khủng hoảng tín dụng và bất ổn chính trị của nhiều khu vực..., trong nước thì gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô, những nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng. Tất cả như cùng bắt tay để tạo nên những hiệu ứng dây chuyền lớn, gây ảnh hưởng nặng nền đến cỗ máy hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, lãi suất đã bắt đầu có xu hướng giảm xuống thay vì ở mức cao như năm 2011.

Năm 2012, nhờ hệ thống mạng lưới chi nhánh mạnh, tổng huy động tăng cao

26% lên 111.462 tỷ đồng. Mức tăng trưởng chủ yếu là từ huy động dân cư chiếm tới 33,7%, tiếp đến là từ huy động doanh nghiệp chiếm 10,9%. Cơ sở huy động mạnh mẽ này tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng tài sản trong những năm tiếp theo. Techcombank duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tổng huy động khách hàng bán lẻ tăng mạnh 34% lên 77.056 tỷ đồng, một con số cũng khá tốt trong bối cảnh thị trường tài chính bất ổn. Mức tăng trưởng này xếp thứ 2 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành

ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, theo Techcombank, song song với thế mạnh về nền tảng công nghệ, Ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm mang lại những tiện lợi và hài lòng hơn cho khách hàng do đó số lượng khách hàng cá nhân của họ đã tăng 17,7%, lên tới gần 3,3 triệu khách hàng, trong đó đặc biệt có phân khúc khách hàng Ưu tiên có số lượng khách hàng tăng vượt bậc 35%. Sự gia tăng khách hàng cá nhân giúp hiệu quả huy động vốn

từ dân cư tăng. Số dư tại thời điểm 31/12/2013 là 119.978 tỷ đồng, tăng 7,64% so với năm 2012. Huy động khách hàng cá nhân tăng nhẹ 2,5% trong khi đó huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 19,1%. Tiền gửi Việt Nam đồng tăng 10,3% so với năm 2012 trong khi đó tiền gửi ngoại tệ giảm 11,9%, chủ yếu là trong mảng huy động khách hàng cá nhân.

Trong giai đoạn 2011-2013, cơ cấu các loại tiền gửi của Ngân hàng theo các thành phần kinh tế không có nhiều sự thay đổi, tỷ trọng huy động khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế gần như được giữ nguyên nhưng lại có sự thay đổi khá rõ về loại tiền, trong đó tiền gửi bằng ngoại tệ ngày càng ít đi do hiện tượng đô la hóa được kiềm chế. Tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi của NH.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2011-2013

100% 80% 60% 40% 20% 0% 2011 2012 2013

■Ngoại tệ quy đổi (%)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2011-2013

■TG ký quỹ (%)

■TG có kỳ hạn (%)

■TG không kỳ hạn (%)

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thuyết minh BCTC 2011, 2012, 2013 của Techcombank)

2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn

Năm 2011, trước những khó khăn và thách thức đều lớn hơn dự báo, Ngân

hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, trong đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011.

Tính đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.451 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2010, trong đó nợ loại 3-5 chiếm 2,83%. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 của ngân hàng đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong năm 2011, cho vay tăng trong hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu tập trung mở rộng ra các đối tác được xếp hạng tốt và các giao dịch có tài sản bảo đảm. Cho vay khách hàng cá nhân tăng 3.837 tỷ, đưa tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lên 22.234 tỷ, chiếm 35% dư nợ cho vay của Techcombank. Khi quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên, cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn cũng tăng 20% tương đương 41.217 tỷ đồng, chiếm 65% danh mục cho vay khách hàng. Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay ngắn hạn chiếm 56% dư nợ cho vay, tương đương 35.587 tỷ đồng. Tăng trưởng mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất (lên đến 4 nghìn tỷ đồng) và nông lâm nghiệp (lên đến 3 nghìn tỷ đồng).

Năm 2012, do tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ, tăng trưởng dư nợ trong

năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng và các khách hàng cá nhân (tăng 23,8%). Mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Thống kê cho thấy dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 23,8% so với cùng kì năm 2011 nhờ cấu trúc cho vay theo sản phẩm của Ngân hàng. Các sản phẩm cho vay khối KHCN gồm cho vay mua nhà mới, vay tiêu dùng, vay kinh doanh, thấu chi và một số sản phẩm khác. Trong đó tỷ lệ cho vay mua nhà trên tổng cho vay bán lẻ giảm xuống còn 57% từ mức 77,7% năm 2011. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ bất động sản sang các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Về Khối khách hàng doanh nghiệp, Techcombank cũng đã phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các khách hàng thân thiết trước những thách thức kinh tế của năm 2012 như việc:

- Giảm lãi suất cho toàn bộ 3.830 doanh nghiệp thuộc các nhóm ưu tiên như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành phụ trợ theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Triển khai các sản phẩm được thiết kế theo nhu cầu giúp khách hàng doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ổn định. Ví dụ với sản phẩm vốn vay kỳ hạn 12 tháng, khách hàng có thể linh động lựa chọn phương án trả nợ gốc với thời hạn lên đến 1 năm. Sản phẩm cho vay Việt Nam đồng với lãi suất đô-la Mỹ cũng là điểm nhấn nổi bật và được nhiều khách hàng đón nhận.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho các ngành sản xuất ưu tiên theo chỉ đạo của Chính Phủ như các ngành hàng thiết yếu, các sản phẩm thương mại, hóa chất, phân bón, dịch vụ y tế...

Năm 2013, đứng trước nhiều khó khăn và thách thức của tình hình kinh tế,

ngân hàng tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời duy trì chính sách cho vay thận trọng và đảm bảo chất lượng tài sản. Tính đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 70.275 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2012. Năm 2013, đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo ngành. Cho vay ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp giảm 16,69% trong khi đó ngành Xây dựng tăng 66%, do thị trường bất động sản đang dần hồi phục, cho vay Thương mại Sản Xuất Chế biến cũng tăng 10,3%.

Trong năm 2013, Techcombank đã triển khai thành công chương trình cho vay ưu đãi lãi suất VNĐ và USD nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, ổn định. Đây là một điểm nhấn nổi bật và được nhiều khách hàng đón nhận với tổng giá trị giải ngân xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Triển khai các sản phẩm, chính sách ưu đãi với từng loại hình, ngành nghề và quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp với các điểm nổi bật như gói sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp với thành lập, áp dụng cơ chế miễn giảm phí lên đến 15 loại phí giao dịch với ngân hàng, nhóm sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động với ưu điểm nổi bật về tốc độ xử lý hồ sơ trong vòng 16 giờ làm việc. Nhằm mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trọn gói, bao gồm các sản phẩm chính là các sản phẩm tín dụng, Khối KHDN đã triển khai liên kết với các doanh nghiệp lớn, qua đó hỗ trợ các giải pháp tài chính cho nhà cung cấp và cả nhà phân phối của những DN này. Thêm vào đó, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc hỗ trợ tài chính cho các DN vừa và nhỏ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp thu mua tạm trữ thóc gạo, Khối KHDN cũng đã cung cấp nguồn vốn giá rẻ để tài trợ cho nhóm khách hàng này, thể hiện tinh thần chia sẻ của Ngân hàng đối với khách hàng trong bối cảnh khó khăn.

2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh

Biểu 2.4: Cơ cấu lợi nhuận của Techcombank 2011-2013

Đơn vị: tỷ VND 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 - 1000 414 4336 -16 178 736 2011 2012 2013

■ Thu nhập lãi thuần

■TN thuần từ hoạt động dịch vụ

■ TN thuần từ hoạt

động kinh doanh

■ TN thuần từ đầu tư

chứng khoán ■TN thuần từ hoạt

động khác

-2000

Năm 2011, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng 41% tương đương 1.943

tỷ đồng, lên mức 6.662 tỷ đồng. Thành tích này là nhờ sự tăng trưởng đồng đều của tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Thu nhập lãi thuần tăng 66%, đạt 5.298 tỷ đồng trong năm 2011. Sự tăng trưởng này là kết quả của chương trình khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp tác giữa các bộ phận hỗ trợ như Ngân hàng giao dịch, Khối Bán hàng và Kênh phân phối nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng.

Tỷ lệ biên thu nhập lãi thuần là 3,8%, thấp hơn ĩmưc 3,9^0 của ĩiăĩm 2010. Tuy nhiên số dư trung bình tăng 70% đã dẫn đến sự tăng trưởng tốt hơn trong thu nhập lãi thuần. Thu nhập phí thuần tăng 24% tương đương 221 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ dịch vụ quản lý tiền mặt và tài trợ thương mại là 711 tỷ đồng, tăng 21%, khẳng định vị trí của Techcombank trong phân khúc dịch vụ này. Năm 2011, ngân hàng tập trung một cách chọn lọc vào các ngành và các công ty có nguồn lực tài chính mạnh mẽ và vào việc cải thiện các thủ tục ngân hàng hiện có để nâng cao thu nhập từ phí dịch vụ này trên toàn hệ thống. Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, vàng và chứng khoán lỗ 745 tỷ đồng do các biến động khó lường của thị trường tiền tệ và vàng. Ngược lại, thu nhập từ kinh doanh đầu tư chứng khoán tăng lên đáng kể, tăng 183 tỷ đồng, đạt mức 424 tỷ đồng. Thu nhập khác đều cao hơn năm 2010 nhưng không đáng kể, với mức tăng trưởng vào khoảng 3%, xấp xỉ 20 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tăng 511 tỷ đồng, tương đương 32%, chủ yếu là do chi phí nhân viên tăng 57% vào khoảng 427 tỷ đồng. Trong năm 2011, số lượng nhân viên tăng 11%, đạt số lượng 8.335 người. Đây là một chiến thuật của Techcombank khi quyết định tập trung vào yếu tố con người, một trong những yếu tố chính của hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w