Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 38)

Năm 2011, trước những khó khăn và thách thức đều lớn hơn dự báo, Ngân

hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp, trong đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011.

Tính đến cuối năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.451 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2010, trong đó nợ loại 3-5 chiếm 2,83%. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 của ngân hàng đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước quy định. Trong năm 2011, cho vay tăng trong hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu tập trung mở rộng ra các đối tác được xếp hạng tốt và các giao dịch có tài sản bảo đảm. Cho vay khách hàng cá nhân tăng 3.837 tỷ, đưa tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lên 22.234 tỷ, chiếm 35% dư nợ cho vay của Techcombank. Khi quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên, cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn cũng tăng 20% tương đương 41.217 tỷ đồng, chiếm 65% danh mục cho vay khách hàng. Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay ngắn hạn chiếm 56% dư nợ cho vay, tương đương 35.587 tỷ đồng. Tăng trưởng mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại và sản xuất (lên đến 4 nghìn tỷ đồng) và nông lâm nghiệp (lên đến 3 nghìn tỷ đồng).

Năm 2012, do tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ, tăng trưởng dư nợ trong

năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng và các khách hàng cá nhân (tăng 23,8%). Mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Thống kê cho thấy dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 23,8% so với cùng kì năm 2011 nhờ cấu trúc cho vay theo sản phẩm của Ngân hàng. Các sản phẩm cho vay khối KHCN gồm cho vay mua nhà mới, vay tiêu dùng, vay kinh doanh, thấu chi và một số sản phẩm khác. Trong đó tỷ lệ cho vay mua nhà trên tổng cho vay bán lẻ giảm xuống còn 57% từ mức 77,7% năm 2011. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ bất động sản sang các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Về Khối khách hàng doanh nghiệp, Techcombank cũng đã phát triển hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các khách hàng thân thiết trước những thách thức kinh tế của năm 2012 như việc:

- Giảm lãi suất cho toàn bộ 3.830 doanh nghiệp thuộc các nhóm ưu tiên như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành phụ trợ theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Triển khai các sản phẩm được thiết kế theo nhu cầu giúp khách hàng doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ổn định. Ví dụ với sản phẩm vốn vay kỳ hạn 12 tháng, khách hàng có thể linh động lựa chọn phương án trả nợ gốc với thời hạn lên đến 1 năm. Sản phẩm cho vay Việt Nam đồng với lãi suất đô-la Mỹ cũng là điểm nhấn nổi bật và được nhiều khách hàng đón nhận.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho các ngành sản xuất ưu tiên theo chỉ đạo của Chính Phủ như các ngành hàng thiết yếu, các sản phẩm thương mại, hóa chất, phân bón, dịch vụ y tế...

Năm 2013, đứng trước nhiều khó khăn và thách thức của tình hình kinh tế,

ngân hàng tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời duy trì chính sách cho vay thận trọng và đảm bảo chất lượng tài sản. Tính đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 70.275 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2012. Năm 2013, đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo ngành. Cho vay ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp giảm 16,69% trong khi đó ngành Xây dựng tăng 66%, do thị trường bất động sản đang dần hồi phục, cho vay Thương mại Sản Xuất Chế biến cũng tăng 10,3%.

Trong năm 2013, Techcombank đã triển khai thành công chương trình cho vay ưu đãi lãi suất VNĐ và USD nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, ổn định. Đây là một điểm nhấn nổi bật và được nhiều khách hàng đón nhận với tổng giá trị giải ngân xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Triển khai các sản phẩm, chính sách ưu đãi với từng loại hình, ngành nghề và quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp với các điểm nổi bật như gói sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp với thành lập, áp dụng cơ chế miễn giảm phí lên đến 15 loại phí giao dịch với ngân hàng, nhóm sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động với ưu điểm nổi bật về tốc độ xử lý hồ sơ trong vòng 16 giờ làm việc. Nhằm mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trọn gói, bao gồm các sản phẩm chính là các sản phẩm tín dụng, Khối KHDN đã triển khai liên kết với các doanh nghiệp lớn, qua đó hỗ trợ các giải pháp tài chính cho nhà cung cấp và cả nhà phân phối của những DN này. Thêm vào đó, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc hỗ trợ tài chính cho các DN vừa và nhỏ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp thu mua tạm trữ thóc gạo, Khối KHDN cũng đã cung cấp nguồn vốn giá rẻ để tài trợ cho nhóm khách hàng này, thể hiện tinh thần chia sẻ của Ngân hàng đối với khách hàng trong bối cảnh khó khăn.

2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh

Biểu 2.4: Cơ cấu lợi nhuận của Techcombank 2011-2013

Đơn vị: tỷ VND 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 - 1000 414 4336 -16 178 736 2011 2012 2013

■ Thu nhập lãi thuần

■TN thuần từ hoạt động dịch vụ

■ TN thuần từ hoạt

động kinh doanh

■ TN thuần từ đầu tư

chứng khoán ■TN thuần từ hoạt

động khác

-2000

Năm 2011, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng 41% tương đương 1.943

tỷ đồng, lên mức 6.662 tỷ đồng. Thành tích này là nhờ sự tăng trưởng đồng đều của tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Thu nhập lãi thuần tăng 66%, đạt 5.298 tỷ đồng trong năm 2011. Sự tăng trưởng này là kết quả của chương trình khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp tác giữa các bộ phận hỗ trợ như Ngân hàng giao dịch, Khối Bán hàng và Kênh phân phối nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng.

Tỷ lệ biên thu nhập lãi thuần là 3,8%, thấp hơn ĩmưc 3,9^0 của ĩiăĩm 2010. Tuy nhiên số dư trung bình tăng 70% đã dẫn đến sự tăng trưởng tốt hơn trong thu nhập lãi thuần. Thu nhập phí thuần tăng 24% tương đương 221 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ dịch vụ quản lý tiền mặt và tài trợ thương mại là 711 tỷ đồng, tăng 21%, khẳng định vị trí của Techcombank trong phân khúc dịch vụ này. Năm 2011, ngân hàng tập trung một cách chọn lọc vào các ngành và các công ty có nguồn lực tài chính mạnh mẽ và vào việc cải thiện các thủ tục ngân hàng hiện có để nâng cao thu nhập từ phí dịch vụ này trên toàn hệ thống. Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, vàng và chứng khoán lỗ 745 tỷ đồng do các biến động khó lường của thị trường tiền tệ và vàng. Ngược lại, thu nhập từ kinh doanh đầu tư chứng khoán tăng lên đáng kể, tăng 183 tỷ đồng, đạt mức 424 tỷ đồng. Thu nhập khác đều cao hơn năm 2010 nhưng không đáng kể, với mức tăng trưởng vào khoảng 3%, xấp xỉ 20 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tăng 511 tỷ đồng, tương đương 32%, chủ yếu là do chi phí nhân viên tăng 57% vào khoảng 427 tỷ đồng. Trong năm 2011, số lượng nhân viên tăng 11%, đạt số lượng 8.335 người. Đây là một chiến thuật của Techcombank khi quyết định tập trung vào yếu tố con người, một trong những yếu tố chính của hoạt động ngân hàng. Sự thiếu hụt lực lượng lao động đủ tiêu chuẩn chuyên môn và kinh nghiệm trên thị trường lao động dẫn đến sự gia tăng mức thu nhập để thu hút nhân tài đã giải thích một phần cho việc chi phí nhân viên tăng cao. Ngoài ra, các hoạt động mở rộng hệ thống, tăng cường mạng lưới phân phối, đầu tư vào thiết bị mới và công nghệ cao cũng như các hoạt động tiếp thị quảng cáo cũng là một nguyên nhân làm chi phí của ngân hàng tăng cao hơn, ước tính khoảng 100 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí/thu nhập giảm từ 33,6% năm 2010 xuống còn 31,5% vào năm 2011, phản ánh hoạt động kiểm soát chi phí tương đối tốt của ngân hàng.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4.221 tỷ đồng, tăng trưởng 54%, một tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn của thị trường tài chính. Tỷ lệ thu nhập trên tổng mỗi cổ phiếu tăng 22%, đạt 2.902 đồng/cổ phần. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) duy trì ở mức 1,83% trong khi tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt đến 28,87% so với mức 24,8% năm 2010.

Năm 2012, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm

13,5% so với năm 2011. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Do tỷ lệ chênh lệch lãi ròng (NIM) giảm từ 3,8% xuống còn 3,4%, thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 3,5% xuống còn 5.116 tỷ đồng. Đồng thời thu nhập phí thuần (lãi thuần từ hoạt động dịch vụ) cũng giảm 51%, đạt mức 565 tỷ đồng. Thị trường bất động sản đóng băng và các hoạt động kinh tế suy thoái khiến thu nhập từ hoạt động thương mại giảm 289 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trường vốn bị động trong năm 2012 cũng khiến các khoản phí bảo lãnh phát hành trái phiếu giảm 207 tỷ đồng. Sự bất ổn định của thị trường, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng, chứng khoán của ngân hàng lỗ 136 tỷ đồng. Tuy nhiên đây lại là mức cải thiện đáng kể 618 tỷ đồng so với khoản lỗ trong năm 2011.

Chi phí hoạt động tăng 1.195 tỷ đồng, tương đương 57%, so với năm 2011. Con số này chủ yếu xuất phát từ mức tăng 17% (207 tỷ đồng) chi phí nhân sự, 155% (357 tỷ đồng) chi phí thuê văn phòng và quản lý tài sản, và 50% (268 tỷ đồng) chi phí khác. Chi phí tăng rất mạnh nhưng kết quả kinh doanh tại hầu hết các mảng hoạt động lại đều thấp hơn 2011. Chi phí hoạt động tăng cao thể hiện cam kết đầu tư của ngân hàng cho nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng thêm đội ngũ nhân sự chất lượng cao từ thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cho lĩnh vực quản lý rủi ro, thẩm định tín dụng, tuân thủ và phát triển kinh doanh tại thị trường phía Nam. Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tụp đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và các văn phòng chi nhánh.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011. Chính vì vậy thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm 76% từ 2.902 đồng xuống còn 700 đồng một cổ phiếu. Tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) giảm từ 1,83% xuống còn 0,42%, và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 28,87% xuống còn 5,58%.

Trong năm 2012, vốn chủ sở hữu và dự trữ của Techcombank tăng 778 tỷ đồng, đạt mức 13.290 tỷ đồng. Lợi nhuận phát sinh trong năm đã được tái đầu tư vào kinh

doanh, thể hiện cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của các cổ đông đối với chiến lược tăng trưởng dài hạn của Ngân hàng. Thêm vào đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên mức 12,6% vượt 1,2% so với năm 2011 và cao hơn đáng kể so với mức tối thiểu 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2013, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 5.648 tỷ đồng, giảm

1,9% so với năm 2012. Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 16,9% xuống còn 4.336 tỷ đồng do NIM bị giảm từ mức 3,4% xuống 3,2%, song thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại tăng 30,2%, tương đương 736 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư và kinh doanh được cải thiện đáng kể so với năm 2012, đạt 145 tỷ đồng trong khi năm 2012 là -311 tỷ đồng. Báo cáo tài chính quý IV năm 2013 của Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho thấy so với cùng kỳ năm 2012 (lỗ hơn 1.200 tỷ đồng) thì kết quả 3 tháng cuối năm 2013 có vẻ khả quan hơn khi lãi trước thuế là 128 tỷ đồng. Techcombank cũng giảm được 1/3 chi phí hoạt động so với năm 2012 nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 560 tỷ thay vì lỗ 88 tỷ như quý IV/2012.

Chi phí hoạt động tăng 62 tỷ đồng, tương đương 1,87% so với năm 2012. Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng lưới bao gồm 315 chi nhánh trên toàn quốc.

Lợi nhuận trước thuế năm 2013 của Techcombank đạt 878 tỷ đồng, giảm 13,72% so với năm 2012. Một lý do tác động tới lợi nhuận của Techcombank là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức khiêm tốn 2,95%. Số dư tín dụng tại thời điểm 31/12/2013 là 70.275 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm lợi nhuận ngân hàng giảm là do tăng chi phí cho việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu và có nguy cơ trở thành nợ xấu. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 0,42% xuống còn 0,39% trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm tử 5,58% xuống 4,47% trong năm 2013.

Thu nhập từ phí đến từ kênh điện tử tăng trưởng hơn 100% so với năm 2012. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm ngân hàng điện tử tăng 39%. Số lượng giao dịch trên kênh điện tử đạt 2,7 triệu giao dịch, chiếm 10% tổng số giao dịch trên (so sánh với lượng giao dịch tại quầy). Đưa công nghệ SMS OTP vào khai thác, để thuận tiện cho việc bán hàng cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng của đa phần khách hàng, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính an toàn trong giao dịch.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013180.531 179.934 158.897

2.2.1. Chỉ tiêu định tính

2.2.1.1. Công tác quản lý tín dụng của ngân hàng

Bằng việc thành lập thêm trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh tại miền Bắc và miền Nam để thực hiện hoạt động phê duyệt tín dụng tập trung đã góp phần quản lý và kiểm soát tốt hơn, tạo cơ sở để giám sát, cảnh báo và kịp thời ngăn ngừa xử lý đối với rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng. Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong quá trình đánh giá. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá, chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu...

Qua mỗi năm, Techcombank lại thực hiện rà soát các chính sách cho vay để cải thiện các kiểm soát nội bộ của mình. Việc tăng cường quản lý cho vay cũng bao hàm những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý tài sản bảo đảm trong việc nâng cấp các chính sách và thủ tục về lĩnh vực này.

Trong năm 2012, ngân hàng Techcombank đã thay đổi cơ cấu quản trị và quy trình đánh giá, phê duyệt tín dụng. Kết quả là đã thiết lập được một quy trình tín dụng đơn giản hơn, với việc phân tách trách nhiệm rõ ràng hơn, và thành lập một Khối Phê duyệt tín dụng (CAD), điều này đã cải thiện tính độc lập giữa các đơn vị kinh doanh và chức năng phê duyệt tín dụng.

Trong năm 2013, Ngân hàng tiếp tục xây dựng và cải thiện các thông lệ về quản trị danh mục và nhận diện rủi ro. Cải thiện Hệ thống cảnh báo sớm (EWS) và đảm bảo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w