Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 44 - 47)

2.2.1.1. Công tác quản lý tín dụng của ngân hàng

Bằng việc thành lập thêm trung tâm kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh tại miền Bắc và miền Nam để thực hiện hoạt động phê duyệt tín dụng tập trung đã góp phần quản lý và kiểm soát tốt hơn, tạo cơ sở để giám sát, cảnh báo và kịp thời ngăn ngừa xử lý đối với rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng. Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong quá trình đánh giá. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá, chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu...

Qua mỗi năm, Techcombank lại thực hiện rà soát các chính sách cho vay để cải thiện các kiểm soát nội bộ của mình. Việc tăng cường quản lý cho vay cũng bao hàm những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý tài sản bảo đảm trong việc nâng cấp các chính sách và thủ tục về lĩnh vực này.

Trong năm 2012, ngân hàng Techcombank đã thay đổi cơ cấu quản trị và quy trình đánh giá, phê duyệt tín dụng. Kết quả là đã thiết lập được một quy trình tín dụng đơn giản hơn, với việc phân tách trách nhiệm rõ ràng hơn, và thành lập một Khối Phê duyệt tín dụng (CAD), điều này đã cải thiện tính độc lập giữa các đơn vị kinh doanh và chức năng phê duyệt tín dụng.

Trong năm 2013, Ngân hàng tiếp tục xây dựng và cải thiện các thông lệ về quản trị danh mục và nhận diện rủi ro. Cải thiện Hệ thống cảnh báo sớm (EWS) và đảm bảo rằng các vấn đề tín dụng tiềm tàng của khách hàng sẽ được nhận diện ở giai đoạn sớm nhất, nhờ đó Ngân hàng có thể làm việc hiệu quả hơn với khách hàng để cung cấp các giải pháp tốt hơn cho cả Ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, công tác xây dựng một kho dữ liệu để cải thiện tính toàn vẹn và chất lượng thông tin, trong đó bao gồm cả thông tin chủ chốt về tín dụng, sẽ cung cấp một nền tảng mạnh mẽ hơn để xây dựng các mô hình tín dụng và các kỹ thuật tiên tiến về theo dõi khoản vay.

Để đảm bảo rằng các cuộc đánh giá rủi ro tín dụng phản ánh được chính xác hơn khả năng mất khả năng trả nợ của đối tác, Ngân hàng tiếp tục phát triển hệ thống phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, bao gồm việc tái xây dựng các mô hình tín dụng đối với các phân khúc Upper SME, SME, MSME, và đánh giá chi tiết hơn khả năng tín dụng của từng khách hàng. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho những mô hình đánh giá tín dụng tiên tiến hơn, ví dụ như mô hình xác suất mất khả năng thanh toán (PD), tổn thất khi mất khả năng thanh toán (LGD) và Rủi ro khi mất khả năng thanh toán (EAD) để giúp cho ngân hàng tuân thủ tốt hơn những yêu cầu của Basel II sau này.

Về nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng của ngân hàng:

Tổ chức, bộ máy, mô hình, công nghệ, sản phẩm... đều là những thứ mà đối thủ có thể dễ dàng sao chép, chỉ có nhân lực là yếu tố khác biệt và duy nhất không thể dễ dàng sao chép. Do vậy, cạnh tranh về nhân sự luôn là cuộc chiến khốc liệt, đặc biệt trong một lĩnh vực phát triển như ngân hàng.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ của Techcombank được đánh giá là vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất. Trong khi đó, chế độ lương thưởng còn chưa thỏa đáng, dễ dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám. Do đó, từ năm 2011, Techcombank đã tập trung phát triển nguồn nhân lực. Ngân hàng đã khá chú trọng vào việc đầu tư cho các cán bộ nhân viên, tìm kiếm những cơ hội để nâng cao năng lực cho những người có tài khi có cơ hội hay nảy sinh nhu cầu. Năm 2013, Techcombank đã mời một công ty đào tạo và phát triển kỹ năng để thực hiện cho Ngân hàng một chương trình đào tạo về quản trị rủi ro (trong đó có quản trị rủi ro tín dụng), và đầu tư vào việc phát triển sự nghiệp cho các cán bộ chuyên môn về quản trị rủi ro của Ngân hàng.

2.2.1.2. Khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng đều cố gắng tăng trưởng mở rộng quy mô tổng tài sản để tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng thế và lực của mình trong tương lai, tăng cường khả năng đối phó với các ngân hàng trong và ngoài nước khi mà nước ta bước vào thời kì hội nhập, ta hãy xem xét yếu tố này ở Techcombank qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Sự thay đổi giá trị tổng tài sản giai đoạn 2011-2013.

Ta thấy, tổng tài sản của Techcombank có sự giảm đi qua các năm. Trong khi năm 2011, tổng tài sản đạt 180.531 tỷ đồng thì tới năm 2013 chỉ còn 158.897 tỷ đồng, giảm tới 21.634 tỷ đồng, tương ứng giảm 12% qua 2 năm. Điều này một phần đến từ những khó khăn trong nền kinh tế, hoạt động liên ngân hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các ngân hàng khác đều có sự tăng trưởng trong tổng tài sản thì việc Techcombank giảm tổng tài sản liên tục qua 3 năm có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh khi mà khách hàng đánh giá về ngân hàng dựa vào giá trị tổng tài sản của ngân hàng đó.

Mặc dù có sự sụt giảm trong giá trị tổng tài sản song lại có sự tăng lên trong giá trị vốn chủ sở hữu và tính đến hết 31/12/2013, tổng vốn điều lệ của Techcombank đạt 8.878 tỷ đồng. Với đội ngũ nhân lực lên tới trên 7.000 người cùng với sự tham gia điều hành của các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ cao cấp giàu kinh nghiệm và một mạng lưới rộng khắp. Techcombank vẫn đang tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, đặc biệt chú trọng phát triển thị trường miền Nam với tổng số 315 chi nhánh, phòng giao dịch và kết nối với gần 12.000 máy ATM trong hệ thống BankNet, Smartlink. Techcombank hiện phục vụ gần 3,3 triệu khách hàng cá nhân và hơn 45.000 khách hàng doanh nghiệp. Đây là một mạng lưới rộng mà các ngân hàng cổ phần khác mơ ước và đang được tiếp tục nới rộng thêm. Techcombank hiện có mạng lưới chi nhánh chỉ đứng sau Vietcombank và Agribank, hai trong “tứ đại ngân hàng” có vốn lớn của nhà nước.

Trong hoạt động bán lẻ, Techcombank trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ số 1 Việt Nam, các sản phẩm trong hoạt động bán lẻ của Ngân hàng rất đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Trong thời gian qua, Techcombank đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ Finance Asia, Ngân hàng nội địa quản lý tiền tệ tốt nhất tại Việt Nam,... Chỉ tính riêng trong năm 2013, Techcombank đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế như: Giải Ngân hàng Bán lẻ Tiêu biểu, Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam của Asian Banker, Asian Banking and Finance và Finance Asia,.

Tuy nhiên bên cạnh đó thì về cơ bản các chương trình của ngân hàng không có gì khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Thủ tục phê duyệt tín dụng còn rườm rà,

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

thiếu linh hoạt. Ngân hàng đã đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như bao thanh toán, cho thuê tài chính,... vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên mức độ vận dụng còn khiêm tốn. Trong kinh doanh ngoại tệ, vẫn sử dụng nghiệp vụ Spot là chủ yếu, các nghiệp vụ phái sinh chưa được sử dụng nhiều.

2.2.1.3. Sự tuân thủ các điều kiện, thủ tục:

Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam trong quá trình hoạt động của mình đã thường xuyên triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của NHNN, các Văn bản hướng dẫn, Quy định của riêng Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, tổ chức tập huấn và học tập tới từng cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan với mục đích nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong các năm, Techcombank đã thực hiện đúng việc duy trì hệ số an toàn vốn, tỷ lệ trích lập dự phòng, tỷ lệ cho vay trung dài hạn; tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Techcombank luôn tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn do NHNN quy định. Cụ thể, trong năm 2011, hệ số CAR là 11,43%, năm 2012 hệ số này tăng lên 12,6% và năm 2013 là 14,03%, cao hơn nhiều so với mức 9% do NHNN quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w