Thực hiện tốt và có hiệu quả quy trình chovay đã đề ra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 79 - 81)

Đây có thể coi là biện pháp không mới nhưng luôn hiệu quả, cần thiết và quan trọng đối với mọi ngân hàng. Quy trình nghiệp vụ cho vay bao gồm những nội dụng về kỹ thuật nghiệp vụ, các bước cần tiến hành từ khi tiếp xúc khách hàng cho tới khi kết thúc một khoản vay trong đó quan trọng chính là giai đoạn thẩm định các yếu tố liên quan đến khoản vay, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Căn cứ theo quy trình tín dụng, hồ sơ vay vốn trước khi được lãnh đạo ngân hàng ký duyệt cần phải

được kiểm tra xem xét toàn diện từ khâu lập hồ sơ vay vốn đến khâu thẩm định hồ sơ nhằm đánh giá hiệu quả cũng như những rủi ro trong phương án kinh doanh. Do đó, nếu để một cán bộ thực hiện tất cả những khâu trên thì không tránh khỏi tình trạng sai sót về chuyên môn nghiệp vụ hoặc có thể xảy ra những rủi ro về mặt đạo đức. Vì thế quy trình cho vay ít nhất phải được tiến hành bởi 2 bộ phận độc lập, nhưng cũng cần phải phối hợp với nhau trong việc trao đổi và xử lý thông tin để quá trình cho vay được tiến hành liên tục và nhịp nhàng.

Công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng trước hết phải nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, qua đó loại bỏ ngay từ đầu các khoản vay kém chất lượng ra khỏi danh mục tín dụng của ngân hàng. Công việc thẩm định được tiến hành qua 2 bước cơ bản:

- Thu thập, xử lý thông tin liên quan đến khoản vay: đây là bước đầu tiên quan trọng, nó quyết định đến việc kết quả phân tích. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc thu thập thông tin đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc lấy thông tin từ phía khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn, Ngân hàng nên quan tâm tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tránh những rủi ro đạo đức có thể gặp phải. Các nguồn thông tin mà ngân hàng có thể lấy đó là thông tin trong chính hệ thống lưu trữ của Ngân hàng, mua thông tin từ những tổ chức chuyên cung cấp thông tin về doanh nghiệp như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, từ các ngân hàng khác, từ trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN, từ các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đáng lưu ý là không phải mọi thông tin có được đều phản ánh chính xác, do vậy, căn cứ vào độ tin cậy của nguồn thông tin mà ngân hàng phải lọc được cho mình những thông tin cần thiết và chính xác nhất.

- Phân tích thông tin tín dụng: sau khi thu thập được thông tin thì việc tiếp theo là phân tích thông tin đó để đưa ra quyết định khách hàng nào sẽ đủ điều kiện vay vốn. Việc phân tích thông tin phải do những người có trình độ chuyên môn tiến hành, đó là những người không chỉ hiểu biết về kiến thức tài chính, ngân hàng mà còn là kiến thức về pháp luật, thị trường, các kiến thức chuyên môn về tài sản, kĩ thuật, xây dựng,... do đó để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, Ngân hàng nên chú trọng đầu tư, phát triển đội ngũ cán bộ có đủ năng lực phẩm chất cho công việc này. Trong quá trình thẩm định cán bộ ngân hàng phải nắm rõ được những thông tin, diễn biến của nền kinh

tế, biến động của thị trường trong nước cũng như khu vực, những điều chỉnh về cơ chế chính sách của nhà nước liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, thẩm định. Bên cạnh đó, quá trình tiếp nhận và thẩm định cho vay cần cẩn trọng với những KH đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng khác trên địa bàn, tránh trường hợp KH có một tài sản bảo đảm mà thực hiện quan hệ tín dụng tại nhiều ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w