Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 47 - 66)

2.2.2.1. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và tăng trưởng qua các năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn tại Ngân hàng. Nhìn chung, trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua từng năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm xuống từ 7,58% xuống còn 2,95%. Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011. Tổng mức tăng trưởng danh mục cho vay thấp hơn năm 2011 (20%) do những nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng và chính sách cho vay thận trọng hơn. Tiếp tục bước sang năm 2013, do những khó khăn về kinh tế, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra không tiêu thụ được, số lượng hàng tồn kho lớn, mức cầu của nền kinh tế yếu. doanh nghiệp chủ yếu sản xuất cầm chừng, không nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Thị trường bất động sản đóng băng, các cá nhân cũng không mặn mà với việc vay mua nhà. Dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 của Ngân hàng là 70.275 tỷ đồng, tăng 2014 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng 2,95%. Tốc độ tăng giảm so với các năm trước nhưng vẫn có sự gia tăng liên tục trong quy mô tín dụng vào giai đoạn kinh tế khó khăn như giai đoạn 2011-2013, chưa thể nói rằng việc tăng trưởng tín dụng như vậy là đã chắc chắn gắn liền với việc chất lượng tín dụng cũng được nâng lên.

Bảng 2.3: Tổng dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2011- 2013 _________________________________________________Đơn vị: tỷ VND

Số tiền Số tiền Số tiền

+/- % +/- %

Phân tích kết cấu dư nợ tại Techcombank:

Biểu 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng khách hàng và thành phần kinh tế

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Thuyết minh BCTC 2011, 2012, 2013 của Techcombank)

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và thành phần kinh tế của Techcombank ta thấy do ngân hàng định hướng tập trung trở thành ngân hàng bán lẻ, nên cho vay khách hàng cá nhân chiếm một tỷ trọng khá cao và tương đối ổn định qua các năm. Về cho vay các thành phần kinh tế thì chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước nhỏ. Đây cũng là cơ cấu hợp lý do hiện nay các thành phần kinh tế ngoài

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản và khai khoáng 5.571 8,78% 1.641 2,4% 1.425 2,03%

Công nghiệp chế biến,

chế tạo 13.388 21,10% 17.661 25,87% 14.314 %20,37

Thương mại, dịch vụ lưu

trú và ăn uống. 9.605 15,14% 11.519 16,87% 11.879 %16,90

Vận tải kho bãi, thông tin

truyền thông 2.114 3,33% 2.045 3,00% 2.295 3,26% Xây dựng 5.097 8,03% 3.138 4,60% 3.747 5,33% Kinh doanh bất động sản 3.211 5,06% 3.651 5,35% 11.926 16,97 % Ngành nghề khác 2.874 4,53% 1.074 1,58% 1.838 2,62% Cá nhân 21.591 34,03% 27.532 40,33% 22.851 32,52 % Tổng dư nợ 63.451 100% 68.261 100% 70.275 100%

quốc doanh như các công ty TNHH hay công ty cổ phần là những thành phần kinh tế năng động và hoạt động rất có hiệu quả trong nền kinh tế. Giá trị dư nợ của nhóm DNNN không thay đổi nhiều do những năm gần đây doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện việc thoái vốn ngoài ngành, ít mở rộng quy mô hoạt động do đó nhu cầu vay vốn của nhóm doanh nghiệp này là không cao.

Biểu 2.6: Dư nợ phân theo thời hạn cho vay giai đoạn 2011 -2013

Đơn vị: tỷ VND

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Thuyết minh BCTC 2011, 2012, 2013 của Techcombank)

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, công tác tín dụng của Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam bị tác động và phụ thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những quyết sách về kiềm chế lạm phát của NHNN. Bám sát định hướng của toàn ngân hàng trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả và an toàn”, trong giai đoạn 2011-2013, Techcombank đã duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng luôn chiếm phần lớn. Năm 2011, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 56,09%; năm 2012 là 53,39% và năm 2013 là 49,91%. Việc duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao sẽ giúp cho Ngân hàng tránh được một số rủi ro tín dụng phát sinh như ở trong cho vay trung dài hạn, thời gian quay vòng vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Như đã biết thì trong các loại cho vay theo thời hạn, cho vay ngắn hạn có hệ số an toàn cao hơn trong khi cho vay trung dài hạn thì thường tạo ra các khoản vay kém chất lượng hơn do rủi ro phần lớn là rủi ro về đạo đức của khách

hàng và những biến động không thể lường trước của môi trường kinh doanh. Tuy vậy, để có thể tăng lợi nhuận cho ngân hàng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thì tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn tại Techcombank cũng đang có xu hướng tăng lên qua từng năm.

Ve dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh: tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam đã có sự phân tán danh mục cho vay để giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng không tập trung cho vay vào một lĩnh vực cụ thể nào mà có sự phân bố cho khá nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Nợ quá hạn 6.348 3.847 6.539

Tổng dư nợ 63.451 68.261 70.275

Tỷ lệ nợ quá hạn 10,00% 5,64% 9,31%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Techcombank các năm 2011, 2012, 2013)

Trong đó chủ yếu là cho vay cá nhân, luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Có một điểm đáng lưu ý là cho vay kinh doanh bất động sản có sự tăng vọt từ khoảng trên 5% những năm 2011, 2012 lên tới 16,97% năm 2013. Sự gia tăng này đến từ những nỗ lực giải cứu thị trường bất động sản của Nhà nước như việc không hạn chế các ngân hàng cho vay mua bất động sản, cơ cấu lại sản phẩm, giảm giá nhà đất, tung ra gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất thấp trên phạm vi cả nước...và Techcombank cũng tham

41

gia vào nỗ lực đó. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Trong năm Techcombank vẫn giữ được tăng trưởng cho nhóm sản phẩm chính như vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay kinh doanh với mức tăng trưởng từ 3-9%. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có dư nợ cao trong tổng dư nợ và luôn được duy trì ở mức ổn định trên 20%. Trong khi cho vay thương mại, dịch vụ có sự gia tăng từ 15,14% lên mức 16,9% thì ngược lại đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản lại có sự giảm sút mạnh mẽ từ mức gần 9% xuống còn xung quanh 2%, điều này cho thấy ngân hàng vẫn tập trung vào việc phát triển cho vay vào lĩnh vực thế mạnh của mình là thương mại, dịch vụ và cũng là thực hiện theo chủ trương chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa của Nhà nước.

Như vậy, hoạt động tín dụng của Techcombank giai đoạn 2011- 2013 có những kết quả khá khả quan với sự tăng lên về quy mô tín dụng trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Cơ cấu tín dụng được đánh giá nhìn chung là hợp lý nhưng cũng cần quan tâm quản lý với các ngành có dư nợ cao và biến động mạnh.

2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Vì nợ quá hạn là khoản tiền mà khách hàng đã không trả được khi tới hạn theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nên nếu như quy mô nợ quá hạn lớn, chứng tỏ năng lực trả nợ của khách hàng có vấn đề hay chất lượng tín dụng thấp. Ngân hàng lúc đó bị chiếm dụng vốn và sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch sử dụng vốn trong tương lai.

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Techcombank giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 4.554 927 624 243 6.348

Năm 2012 2.006 108 849 884 3.847

Năm 2013 3.973 448 1129 990 6.540

(Nguồn: Thuyết minh BCTC của Techcombank các năm 2011, 2012, 2013)

Nhìn vào số liệu về nợ quá hạn của Techcombank ta có thể thấy tỷ lệ này luôn cao hơn nhiều so với mức 5%, điều này thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt, dễ gặp phải rủi ro tín dụng.

Chính sách tiền tệ năm 2011 đã giúp chặn đứng được đà tăng của lạm phát kể từ sau tháng 8, tỷ giá ổn định trở lại. Tuy nhiên, cùng với đó lại xuất hiện một loạt những vấn đề trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó, chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến

42

cho tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2), huy động, tín dụng đều giảm mạnh, thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng. Cũng do hệ quả của chính sách thắt chặt nên lãi suất cho vay tăng cao và lớn hơn nhiều so với lãi suất huy động, DN khó khăn trong việc trả nợ, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng tăng mạnh.

Năm 2012, nhờ những nỗ lực trong việc cho vay thận trọng hơn, con số nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2013, những biến động của nền kinh tế, khó khăn bao trùm hầu khắp các lĩnh vực ngành nghề, việc có được những khách hàng vay vốn đủ điều kiện tư cách, khả năng trả nợ tốt, kế hoạch kinh doanh triển vọng trong năm 2013 là không nhiều. Tuy nhiên không vì thế mà các ngân hàng không cho vay, vì đây là hoạt động chính của ngân hàng, việc tăng trưởng dư nợ cho vay liên tục của Techcombank trong thời kỳ khó khăn dẫn đến nợ quá hạn tăng cao.

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian tại Techcombank 2011-2013

Năm 2011, nợ quá hạn của Techcombank chủ yếu là nợ quá hạn dưới 90 ngày, tiếp sau đó là nợ được phân vào nhóm 3, 4. Nợ trên 360 ngày chỉ chiếm 3,83% số nợ xấu. Tới năm 2012, số nợ quá hạn giảm đi nhưng sự giảm đi tập trung chủ yếu vào các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, điều này đến từ những nỗ lực cho vay thận trọng của năm 2012 để giảm thiểu nợ quá hạn phát sinh trong năm. Tuy nhiên lại có sự tăng lên đáng kể của các món nợ quá hạn trên 180 ngày, đây là kết quả của việc các món nợ từ năm 2011 vẫn chưa được giải quyết.

Sang năm 2013, ta thấy có sự tăng lên của tất cả các nhóm, đặc biệt là nợ quá hạn dưới 90 ngày, tăng tới gần 2000 tỷ đồng, tương ứng với việc tăng tới 98,06%, đây là các khoản nợ quá hạn phát sinh mới trong năm 2013. Mặc dù trong năm 2013, Techcombank vẫn duy trì chính sách cho vay thận trọng song tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh trong năm lại tăng cao. Việc tăng lên của tất cả các nhóm nợ quá hạn cho thấy các món nợ quá hạn từ năm 2012 chưa được giải quyết làm dồn sang nhóm nợ quá hạn lâu hơn, cộng thêm các khoản nợ quá hạn phát sinh trong năm 2013 cũng tăng cao.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ xấu 1.794 1.841 2.567

Tổng dư nợ 63.451 68.261 70.275

Tỷ lệ nợ xấu 2,82% 2,69% 3,65%

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND %

Nợ nhóm 3 927 1,46% 108 0,16% 448 0,64%

Nợ nhóm 4 624 0,98% 849 1,24% 1.129 1,61%

Nợ nhóm 5 243 0,38% 884 1,29% 990 1,4%

về tình hình xử lý nợ quá hạn tại Techcombank, Ngân hàng đã có những nhắc nhở, đôn đốc bằng văn bản hay cử các cán bộ của ngân hàng tới chỗ khách hàng để kiểm tra, xem xét và nhắc nhở các khách hàng trả nợ theo đúng cam kết. Đối với các đơn vị kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, Ngân hàng đã tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ và tiến hành xiết nợ đối với một số DN tư nhân. Tuy nhiên, những tài sản thế chấp mà Techcombank thu giữ nếu phát mại thì có nhiều khả năng không thu hồi đủ vốn do giá trị tại thời điểm cho vay bị giảm thấp, thủ tục phát mại phức tạp, Ngân hàng không có toàn quyền quyết định như khi KH cam kết vay vốn.

Như vậy, nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013, bên cạnh việc mở rộng tăng trưởng dư nợ cho vay, cố gắng chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng song nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn đang là một vấn đề đáng quan tâm. Việc nợ quá hạn tăng cao như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu luôn là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các ngân hàng bởi vì nợ xấu sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng và ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh doanh khác. Để có cái nhìn tổng quát hơn về diễn biến nợ xấu của Techcombank, dưới đây là biểu đồ diễn biến tỷ nợ xấu trong 5 năm gần đây:

Biểu đồ 2.7: Diễn biến tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)

Kết quả phân loại nợ cho thấy, trong giai đoạn 2009-2013, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank vẫn còn cao và nhìn chung là có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại Techcombank giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ VND

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2011, 2012, 2013)

Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank giảm đi so với năm 2011, tuy nhiên sự giảm đi này không phải do nợ xấu giảm mà là do tốc độ tăng của dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của nợ xấu, làm cho tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giảm. Nợ xấu năm 2012 của Techcombank ở mức 1.841 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng so với năm 2011.

Năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank vẫn ở mức được cho là an toàn, tức dưới 3%, tuy nhiên sang tới năm 2013, con số này đã lớn hơn 3%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng đi xuống, tỷ lệ nợ xấu tăng lên vượt ra khỏi ngưỡng an toàn sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2011, nợ xấu của ngân hàng nằm chủ yếu trong nợ nhóm 3, chiếm 51,67% trong tổng số nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất. Năm 2012, không còn là nợ nhóm 3 chiếm nhiều trong tổng số nợ xấu mà thay vào đó chủ yếu là nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 48,02% trong tổng số nợ xấu và tới 1,29% dư nợ.

Năm 2013, nợ có khả năng mất vốn tiếp tục chiếm tỷ trọng khá cao 38,57% trong tổng số nợ xấu và tăng lên chiếm tới 1,4% dư nợ cho vay. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng đi xuống của Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, khi mà tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng được coi là an toàn ở một nước đang phát triển như Việt Nam là phải dưới 3%, nợ có khả năng mất vốn chỉ được phép dưới 1%. Mặc dù con số nợ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợxấu 3,65% là đã giảm đáng kể so với số nợ xấu ở quý III/2013. Tính đến 30/9/2013, nợ63.451 68.261 70.275

xấu của Techcombank là 5,9%, tăng mạnh từ mức đầu năm 2013 mới chỉ là 2,69%. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng đến 56% và ở mức 1.382 tỷ đồng, chiếm 33% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 3 tại cuối quý III của ngân hàng cũng bất ngờ tăng manh, cao gấp 8 lần đầu năm với 845 tỷ đồng. Việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vào cuối năm 2013 một phần là do trong tháng 10/2013, Techcombank cũng đã bán một phần nợ xấu cho Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam (VAMC) với giá trị hơn 2 nghìn tỷ đồng. Trong số nợ xấu của Techcombank, có một khoản khá lớn là của Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Sau khi tuyên bố phá sản, Vinashin đã chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines, nhưng vẫn nợ các ngân hàng 26.000 tỷ đồng và tại Techcombank là hơn 500 tỷ đồng. Thêm vào đó, lãnh đạo của VAMC nhấn mạnh về việc sẽ không mua nợ xấu liên quan đến Vinashin mà để Chính phủ có “cơ chế xử lý riêng”. Do vậy, những khoản nợ xấu mà Techcombank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 47 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w