Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 90 - 92)

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng ngày càng chất lượng, phát huy vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động ngân hàng, nhất là lĩnh vực tín dụng:

• Cần có các biện pháp bình ổn môi trường kinh tế- xã hội: môi trường kinh tế xã

hội không chỉ có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và còn ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp và người dân - những người vay vốn ngân hàng để tiêu dùng hay thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn còn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mặc dù đã xảy ra khá lâu nhưng những dư âm của nó vẫn đang đè nặng lên kinh tế Việt Nam và chưa thấy có dấu hiệu khởi sắc. Vấn đề cấp thiết hiện nay là Nhà nước, Chính phủ và các Bộ

ngành liên quan phải đề ra được đường hướng chỉ đạo và giám sát chặt chẽ, đảm bảo thực hiện nghiêm túc ở tất cả các cấp ngành từ trung ương đến địa phương.

• Cần có những biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bằng những đánh giá, phân tích khách quan về những thế mạnh cũng như các hạn chế của các DN trong nước để từ đó có những định hướng phát triển cho các DN trong quá trình hội nhập. Chính phủ nên chủ động hoãn, miễn, giảm thuế cho một số DN trong những ngành đang gặp nhiều khó khăn do tác động xấu từ suy thoái kinh tế. Nhà nước nên miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điều này giúp giảm lãi suất huy động và thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

• Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN: thực tế hiện nay

cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh tại các DNNN của Việt Nam còn nhiều hạn chế, trình độ nguồn nhân lực không cao, khả năng quản trị nguồn lực tại các DN này còn kém. Bởi vậy, Nhà nước cần thiết điều chỉnh cơ chế, chính sách để nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa của các DN này bằng các biện pháp như đẩy nhanh tái cơ cấu DNNN, chỉ giữ lại những DN làm ăn có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ngoài ngành, những doanh nghiệp yếu kém có thể cho cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, hay giải thể. Xóa bỏ bao cấp tín dụng, những dự án vay vốn của các DNNN cần được thực hiện một cách thận trọng và thẩm định kỹ lưỡng trước khi giải ngân vốn.

• Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đên

hoạt động tín dụng như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các DN, hộ gia đình, cá nhân có tài sản bảo đảm vay vốn ngân hàng. Các thủ tục liên quan đến công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm khi đi công chứng các hợp đồng thế chấp, các vướng mắc trong khi thực hiện quy định của Luật các TCTD, luật đất đai, Luật chứng khoán, thủ tục dân sự, ... Hoàn thiện các quy định về tịch biên, phát mại tài sản thế chấp, chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật giúp đỡ các ngân hàng đẩy nhanh quá trình xử lý các vụ tranh chấp, xử lý những khách hàng vay vốn cố tình không trả nợ và lừa đảo ngân hàng, .

• Nhanh chóng phá băng thị trường bất động sản: Nợ xấu của rất nhiều các ngân

nhà trong khi các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì lại không bán được vì đã đầu tư khoản vốn lớn, họ không thể bán quá lỗ được. Neu như Nhà nước hỗ trợ cả hai bên để cung cầu gặp nhau thì có thể tác động làm nóng thị trường, giúp thị trường BĐS sôi động trở lại. Gói 30.000 tỷ đồng xem như không mấy hiệu quả bởi những điều kiện còn phức tạp, không sát với thực tế với tình hình, tốc độ giải ngân vốn chậm, Nhà nước cần có các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w