Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 34 - 38)

Giai đoạn 2011-2013, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính từ năm 2008 và nợ công ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết. Tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các NHTM, nhận biết được sự quan trọng đó, những năm qua Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã bằng nhiều biện pháp tích cực tập trung huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế.

Bảng 2.1: Tổng tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2011-2013

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát

tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực thực phẩm, giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước. Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNNVN lúc bấy giờ là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, theo đó các biện pháp trọng tâm là chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.

Mặc dù nền kinh tế có nhiều bất ổn, Techcombank vẫn tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ và ổn định trong năm 2011. Tổng tiền gửi huy động của

ngân hàng đạt 136.781 tỷ đồng (trong đó tiền gửi của khách hàng là 88.648 tỷ đồng). Số dư tiền gửi tăng 28.447 tỷ đồng, tương đương với mức +26% so với cùng kỳ năm 2010. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 65% và các tổ chức tín dụng tăng 73%, tăng mạnh so với năm 2010. Tiền gửi của dân cư giảm 6,7% so với cuối năm 2010. Giấy tờ có giá do Techcombank phát hành cũng tăng 54% từ 15.024 tỷ đồng lên 23.094 tỷ đồng, trong đó 12.521 tỷ có kỳ hạn dưới 12 tháng, 5.116 tỷ có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm, 2.456 tỷ có kỳ hạn trên 5 năm và 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Đó là những con số đầy thách thức trước điều kiện sụt giảm lớn của nguồn tiền toàn thị trường tiền tệ trong năm 2011.

Bước sang năm 2012, nhìn ra thế giới thì đó là sự suy thoái tại khu vực đồng EURO cùng với khủng hoảng tín dụng và bất ổn chính trị của nhiều khu vực..., trong nước thì gặp phải những bất ổn kinh tế vĩ mô, những nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng. Tất cả như cùng bắt tay để tạo nên những hiệu ứng dây chuyền lớn, gây ảnh hưởng nặng nền đến cỗ máy hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, lãi suất đã bắt đầu có xu hướng giảm xuống thay vì ở mức cao như năm 2011.

Năm 2012, nhờ hệ thống mạng lưới chi nhánh mạnh, tổng huy động tăng cao

26% lên 111.462 tỷ đồng. Mức tăng trưởng chủ yếu là từ huy động dân cư chiếm tới 33,7%, tiếp đến là từ huy động doanh nghiệp chiếm 10,9%. Cơ sở huy động mạnh mẽ này tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng tài sản trong những năm tiếp theo. Techcombank duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tổng huy động khách hàng bán lẻ tăng mạnh 34% lên 77.056 tỷ đồng, một con số cũng khá tốt trong bối cảnh thị trường tài chính bất ổn. Mức tăng trưởng này xếp thứ 2 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành

ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, theo Techcombank, song song với thế mạnh về nền tảng công nghệ, Ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm mang lại những tiện lợi và hài lòng hơn cho khách hàng do đó số lượng khách hàng cá nhân của họ đã tăng 17,7%, lên tới gần 3,3 triệu khách hàng, trong đó đặc biệt có phân khúc khách hàng Ưu tiên có số lượng khách hàng tăng vượt bậc 35%. Sự gia tăng khách hàng cá nhân giúp hiệu quả huy động vốn

từ dân cư tăng. Số dư tại thời điểm 31/12/2013 là 119.978 tỷ đồng, tăng 7,64% so với năm 2012. Huy động khách hàng cá nhân tăng nhẹ 2,5% trong khi đó huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 19,1%. Tiền gửi Việt Nam đồng tăng 10,3% so với năm 2012 trong khi đó tiền gửi ngoại tệ giảm 11,9%, chủ yếu là trong mảng huy động khách hàng cá nhân.

Trong giai đoạn 2011-2013, cơ cấu các loại tiền gửi của Ngân hàng theo các thành phần kinh tế không có nhiều sự thay đổi, tỷ trọng huy động khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế gần như được giữ nguyên nhưng lại có sự thay đổi khá rõ về loại tiền, trong đó tiền gửi bằng ngoại tệ ngày càng ít đi do hiện tượng đô la hóa được kiềm chế. Tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi của NH.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2011-2013

100% 80% 60% 40% 20% 0% 2011 2012 2013

■Ngoại tệ quy đổi (%)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2011-2013

■TG ký quỹ (%)

■TG có kỳ hạn (%)

■TG không kỳ hạn (%)

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ thuyết minh BCTC 2011, 2012, 2013 của Techcombank)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 110 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w