TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động 67 (Trang 41 - 43)

2 1 1 Khái niệm và đặc điểm của bán lẻ

Luận án tập trung vào việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng bán lẻ tại Việt Nam Vì vậy, trước hết cần làm rõ khái niệm về bán lẻ và những lý thuyết bán lẻ quan trọng đang có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc chiến sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam ngay trên “sân nhà”

Kotler (1994) định nghĩa khái niệm bán lẻ như sau: “bao gồm tất cả các hoạt động

liên quan đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm sử dụng trực tiếp cho cá nhân, và không mang tính thương mại” Levy và Weitz (2011)

dưới góc nhìn của chuỗi giá trị đã định nghĩa bán lẻ là “một tập hợp các hoạt động kinh

doanh nhằm làm tăng giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ được bán cho người tiêu dùng sử dụng cá nhân hoặc gia đình của họ” Nếu xét dưới góc độ của marketing thì Gilbert

(2003) cho rằng các doanh nghiệp bán lẻ là “doanh nghiệp hướng trực tiếp mọi nỗ lực

chiêu thị của họ vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cuối cùng dựa trên việc tổ chức phân phối hàng hóa và dịch vụ”

Có một điểm chung trong các khái niệm này là đều thống nhất về một số đặc điểm sau của bán lẻ:

- Cung cấp không chỉ hàng hóa mà còn là dịch vụ Thông thường, người ta cho rằng kinh doanh bán lẻ là phải thực hiện ở cửa hàng với nhiều chủng loại hàng hóa Tuy nhiên, bán lẻ cũng cung cấp các dịch vụ như vận chuyển về nhà, dịch vụ thuê phòng khách sạn, gói quà, … Không phải hình thức bán lẻ nào cũng thực hiện tại cửa hàng (Levy và Weitz, 2011)

- Phục vụ cho khách hàng cuối cùng: Khách hàng cuối cùng ở đây là những người mua hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích cá nhân hoặc cho gia đình Điều này cho thấy, một doanh nghiệp, bất kể nhà sản xuất, nhà bán sỉ hay nhà bán lẻ, được coi là doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nếu doanh nghiệp phân phối hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng Anderson (1993) cho rằng các doanh nghiệp có hơn 50% doanh thu nhờ vào thương mại bán lẻ đều có thể được coi là doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ

- Bao gồm một loạt hành động nhằm thực hiện các điều trên Có thể nói, các nhà bán lẻ là một khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng nhằm giúp các nhà sản xuất có thể kết nối với người tiêu dùng cuối cùng Bất kỳ tổ chức nào hoạt động như vậy đều có thể được xem như là một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ, bất kể họ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ như thế nào (trực tiếp, qua đường bưu điện, qua điện thoại, bằng máy bán hàng tự động, ) và ở đâu (tại cửa hàng, đường phố hoặc tại gia)

2 1 2 Vai trò của bán lẻ trong nền kinh tế

Trong một kênh phân phối, phân phối bán lẻ là bộ phận cuối cùng, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng Do là khâu tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, kinh doanh bán lẻ có một số đặc thù như sau:

· Được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, hàng hóa được mua trong các cửa hàng theo dân số Việt Hà (2013) đã đưa ra nhận định của các chuyên gia tính toán được rằng: trung bình cứ 100 000 dân thì cần có một đại siêu thị hoặc một trung tâm thương mại; Cần có một siêu thị cỡ trung bình trên 10 000 dân; Và trung bình, cần 1-3 cửa hàng tiện ích trên 1 000 dân

· Tạo ra một số lượng việc làm đáng kể cho cộng đồng người dân, giúp ổn định trật tự và đảm bảo an sinh xã hội

· Các tổ chức kinh doanh khác chủ yếu tham gia vào thương mại thông qua việc cung cấp nguyên liệu và dụng cụ Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ là người đứng giữa kết nối và tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên với nhau một cách hiệu quả hơn Đây là một việc không dễ dàng, nhất là khi cần phải xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong hệ thống Do đó, rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên trong chuỗi cung ứng Liên minh của Saigon Co op, Phú Thái, Hapro và Satra là một minh chứng rõ nét về việc nếu thiếu sự cam kết từ các lãnh đạo cấp cao thì việc duy trì hợp tác trong chuỗi là bất khả thi

· Gắn liền sự khác biệt không gian, thời gian và đa dạng trong sản xuất và tiêu dùng

· Đại diện cho trình độ sản xuất của đất nước Số lượng hàng hóa nội địa trong một hệ thống phân phối bán lẻ cho biết khả năng và trình độ của các doanh nghiệp sản xuất trong nước Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trong nước, họ đưa hàng hóa của quốc gia họ vào thị trường Việt Nam và cũng đồng nghĩa với việc cơ hội của hàng hóa Việt Nam được đưa đến tay người tiêu dùng thấp đi Hậu quả của việc mất đi thị trường bán lẻ trong nước là sự suy yếu của toàn bộ hệ thống sản xuất và sự phụ thuộc càng ngày càng tăng vào khả năng cung ứng của nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động 67 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w