Có rất nhiều hình thức hợp tác khác nhau trong một chuỗi cung ứng nhưng đều vì một mục tiêu chung là tạo ra một mô hình nhu cầu minh bạch, rõ ràng nhằm làm động lực cho toàn bộ chuỗi cung ứng (Holweg và ctg, 2005) Nghiên cứu này chỉ ra rằng Sự
hợp tác trong chuỗi cung ứng có vài trò quan trọng thứ hai trong hoạt động của chuỗi
cung ứng Bảng 4 13 chỉ ra Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng chịu tác động mạnh mẽ từ các quyết định của lãnh đạo và nó tác động lên tất cả các khía cạnh còn lại trong hoạt động của chuỗi cung ứng bán lẻ Cụ thể là, Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng có tác động mạnh nhất đến quá trình thiết kế và xây dựng chiến lược trong chuỗi cung ứng, tiếp theo là việc luân chuyển thông tin trong toàn bộ chuỗi, trong khi đó, Địa điểm và Lưu kho chịu tác động thấp nhất Thật vậy, vị trí của doanh nghiệp, các cửa hàng phân phối sản phẩm, cùng với lượng hàng hóa dự trữ thường được xác định tùy theo khả năng và chiến lược của từng doanh nghiệp, mà ít phụ thuộc vào các thành viên khác trong chuỗi cung ứng mà họ đang tham gia
Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần nâng cao vị thế của mình để củng cố quyền lực Theo kết quả của nghiên cứu, Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng tác động mạnh nhất là lên việc lưu chuyển thông tin giữa các thành viên trong chuỗi và lên quá trình thực hiện chiến lược Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần phải thực hiện các
biện pháp tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên nhằm đem lại sự hoạt động nhịp nhàng và đem lại hiệu quả cao nhất cho chuỗi cung ứng Sương (2012) cho rằng, các doanh nghiệp cần phải nâng cao vị thế của mình để củng cố quyền lực đối với các đối tác Thông thường, chuỗi cung ứng hoạt động xoay quanh một doanh nghiệp là biểu tượng của chuỗi Để có thể gia tăng sự hợp tác, doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhằm tăng cường vị thế của mình với các thành viên khác trong chuỗi Các doanh nghiệp kinh doanh có thể tăng cường sự hợp tác của các thành viên trong chuỗi bằng các biện pháp tăng cường lòng tin của nhau thông qua việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, gia tăng sự giao lưu của nhân viên các doanh nghiệp thành viên hoặc xây dựng văn hóa hợp tác trong chuỗi nhằm thiết lập và duy trì các mối quan hệ bền vững, dài hạn (Sương, 2012) Để làm được điều đó, rất cần những chính sách quyết liệt và liên tục của các lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên trong chuỗi cung ứng, nhất là của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần chủ động xây dựng chiến lược cho chuỗi cung ứng Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược chung
cho toàn bộ chuỗi cung ứng được dễ dàng Với tư cách là doanh nghiệp biểu tượng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nên nắm quyền chủ động trong việc xây dựng chiến lược cho toàn bộ chuỗi trong việc thiết lập các tiêu chuẩn chung cho việc kết nạp các thành viên mới Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên mục tiêu và phương hướng phát triển của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và được xem như giá trị cốt lõi mà toàn bộ các thành viên trong chuỗi cung ứng cần phải phát huy Nó sẽ giúp chuỗi cung ứng bán lẻ xây dựng được bản sắc đặc trưng riêng cho toàn bộ chuỗi và đem lại những giá trị gia tăng cho các khách hàng
Hợp tác xây dựng kho hàng chung Một số các biện pháp khác cũng cần được
sự chú ý của các chuỗi cung ứng bán lẻ Việt Nam là hợp tác thiết lập hệ thống kho bãi chung cho các doanh nghiệp nhằm tập trung hàng hóa và tập trung phân phối sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ có thể chủ động được nguồn hàng và giúp đa dạng hóa các sản phẩm được cung ứng đến từng cửa hàng chứ không “bỏ mặc” cho
các nhà cung cấp như hiện nay Chi phí để xây dựng hệ thống kho bãi chung sẽ rất lớn, nhưng những lợi ích mà hệ thống này đem lại sẽ giúp chuỗi cung ứng bán lẻ Việt Nam tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, đem lại thêm nhiều tiện ích nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng Không những thế, việc tập trung hàng hóa và tập trung phân phối sẽ giúp tăng sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi thông qua việc “chuyên môn hóa” các bộ phận trong chuỗi cung ứng