Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng là rất cần thiết (Sương, 2012) và giúp cho hoạt động của chuỗi cung ứng hiệu quả hơn (Adams và ctg, 2014) Thang đo Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng được thiết kế từ các nghiên cứu của Adams và ctg (2014), Ellinger (2000) và Wu và ctg (2014) Thang đo có 5 biến quan sát và được mã hóa như sau:
- Col1: “Các đối tác trong chuỗi cung ứng thiết lập một kế hoạch liên lạc hiệu quả” (Adams và ctg, 2014; Ellinger, 2000) Yếu tố đầu tiên cần được đanh giá sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng có hiệu quả hay không đó là việc các thành viên trong chuỗi có thiết lập được những kênh liên lạc hiệu quả hay không Chính vì vậy, biến quan sát Col1 được đưa vào thang đo Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng
- Col2: “Hoạt động của doanh nghiệp anh/chị tăng tính linh hoạt nhờ sự hợp tác với các đối tác” (Adams và ctg, 2014; Wu và ctg, 2014) Sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng làm tăng năng lực cạnh tranh của chuỗi thông qua việc tăng sự linh hoạt trong hoạt động của chuỗi (Gulati và ctg, 2000) Do đó, thang đo này cần biến quan sát Col2 nhằm đánh giá tốt hơn về sự hợp tác giữa các thành viên trong một chuỗi cung ứng
- Col3: “Các đối tác trong chuỗi cung ứng hợp tác trong việc thiết kế quy trình hoặc sản phẩm” (Wu và ctg, 2014) Việc hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, nhất là sự hợp tác giữa doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ với các doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp hàng hóa được tạo ra phù hợp với nhu cầu của thị trường Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
- Col4: “Các đối tác trong chuỗi cung ứng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động của họ” (Ellinger, 2000; Wu và ctg, 2014) Việc cùng chung thực hiện các hoạt động toàn phần hoặc từng phần cũng là một yếu tố nhằm đánh giá hiệu quả sự hợp tác
giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng Cho nên, biến quan sát Col4 được sử dụng trong thang đo này nhằm đánh giá mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi
- Col5: “Các đối tác trong chuỗi cung ứng có sự tương tác thường xuyên nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra” (Ellinger, 2000; Wu và ctg, 2014) Việc hợp tác giải quyết vấn đề và chia sẻ rủi ro là mức cao hơn trong hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng Thông qua việc hợp tác giải quyết vấn đề, các thành viên trong chuỗi sẽ có trách nhiệm hơn với hoạt động của chuỗi cung ứng và giúp tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên