23 Hàm ý về nâng cao khả năng vận chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động 67 (Trang 130 - 131)

Kết quả nghiên cứu “gạn lọc” cho thấy các quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rất chú trọng đến khả năng phân phối hàng hóa trong bán lẻ Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu định lượng lại không cho thấy điều đấy Sự khác biệt này xảy ra là do tình trạng số lượng và chất lượng thông tin nắm giữ giữa các lãnh đạo và nhân viên là khác nhau Ngoài ra, do tính chất công việc của các vị trí này khác nhau nên tầm nhìn và sự cảm nhận về vấn đề vận tải của họ cũng khác nhau Bảng 4 13 cho thấy khả năng vận tải chịu ảnh hưởng mạnh từ khả năng lưu chuyển thông tin giữa các thành viên trong chuỗi Ngoài ra, khả năng vận chuyển hàng hóa cũng chịu tác động gián tiếp từ sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng và sự hỗ trợ của quản lý cấp cao Trong khi đó, tác động của vận tải lên chiến lược trong chuỗi cung ứng là rất nhỏ bé

Sự khác biệt giữa kết quả hai nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt giữa lãnh đạo và nhân viên về tầm nhìn và cách thức tiếp cận vấn đề Với đặc thù địa lý của Việt Nam dài về hai đầu và hẹp ở hai bên khiến cho việc chuỗi cung ứng nào có khả năng vận tải tốt hơn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam kém và năng lực vận chuyển thấp (Hải, 2017) Vì vậy, các hệ thống kinh doanh bán lẻ Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu ở một địa bàn gần với cơ quan “đầu não” của doanh nghiệp (ví dụ như hệ thống Co opmart chỉ phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, trong khi các Co opmart tại miền Bắc tình hình kinh doanh không khả quan hoặc Hapromart chỉ phát triển tại Hà Nội, …)

Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam cần nâng cao năng lực vận tải hàng hóa của mình bằng cách xây dựng hệ thống vận tải chung của mình thông qua

việc thành lập hoặc thu mua các doanh nghiệp vận tải Một khó khăn của các doanh nghiệp phân phối bản lẻ Việt Nam là không chủ động được kế hoạch sắp xếp xe do các doanh nghiệp vận tải có hợp tác với họ không chỉ phục vụ cho các thành viên trong chuỗi Trong những trường hợp như thế, việc thuê xe của các doanh nghiệp vận tải bên ngoài mang nhiều rủi ro về chất lượng cũng như chi phí sẽ tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống Khả năng vận tải yếu kém cũng gây áp lực khiến các cửa hàng phải xây dựng kế hoạch trữ hàng với số lượng nhiều hơn, phải lây bớt không gian kinh doanh cho việc dự trữ hàng hóa Việc này là một lãng phí rất lớn, làm giảm hiệu quả kinh doanh và cũng là gánh nặng mà các cửa hàng trong doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ phải chịu đựng Đây cũng là vấn đề chung mà các chuỗi cung ứng bán lẻ Việt Nam đang gặp phải và tốn nhiều công sức để tìm cách giải quyết Do đó, việc kết nạp các doanh nghiệp vận tải vào trong chuỗi cung ứng sẽ giúp giảm bớt những khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao khả năng điều phối xe, hoặc mở rộng chuỗi cung ứng bằng việc chấp nhận các doanh nghiệp địa phương có uy tín tham gia vào chuỗi để giảm chi phí vận chuyển Để làm được việc này, các cấp lãnh đạo cần có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, tránh tư tưởng nóng vội, ngắn hạn Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cũng có thể kiến nghị nhà nước phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối với các cảng biển nhằm tận dụng vận tải đường biển để giảm chi phí, kiến nghị phát triển hệ thống đường sắt vận tải Trong các thành phố, các doanh nghiệp cũng có thể kiến nghị với chính quyền địa phương cho phép vận chuyển hàng hóa bằng các xe tải cỡ nhỏ theo những tuyến đường nhất định nhằm nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân phối đến các địa điểm kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động 67 (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w