Từ các lý do được trình bày trong chương 1, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng bán lẻ là việc rất cấp thiết Các hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam đang rất lúng túng trong việc tổ chức mô hình phù hợp, khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước không cao (Chi và Xuyên, 2010) Không chỉ thế, các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam vẫn còn chưa phân biệt được sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng (Supply chain) và hậu cần (Logistics), từ đó dẫn đến sự lúng túng khi xây dựng các chuỗi cung ứng bán lẻ xung quanh mình
Theo kết quả của nghiên cứu định tính, các nhà lãnh đạo cần tập trung chú ý vào 15 nhân tố (Xem mục 1 7) nhằm giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng bán lẻ Tuy nhiên, luận án đã thực hiện một nghiên cứu nhằm kiểm tra và gạn lọc lại các nhân tố đã được chọn nhằm nâng cao độ tin cậy cho nghiên cứu Việc thực hiện nghiên cứu gạn lọc lại này cũng giúp giảm bớt các khía cạnh cần phải giải quyết trước và giúp cho các nhà quản trị có thể tập trung vào những yếu điểm nhằm giúp cho chuỗi cung ứng
mà doanh nghiệp mình đang tham gia có thể phát huy được khả năng cạnh tranh trước những biến động của thị trường bên ngoài
Như vậy, 15 nhân tố được xác định trong nghiên cứu định tính tiếp tục đưa vào trong nghiên cứu gạn lọc nhằm rút gọn các nhân tố sẽ được tiến hành kiểm định mối quan hệ trong nghiên cứu chính thức Việc phân tích sẽ được tiến hành bằng phương pháp xác định các nhân tố thành công quan trọng (Xem mục 2 3 2) thông qua phân tích mô hình hồi qui nhị phân nhằm tìm ra các nhân tố đem lại sự thành công phù hợp với điều kiện của Việt Nam Các giả thuyết nghiên cứu được xác định là các nhân tố trên có ảnh hưởng đến sự thành công của chuỗi cung ứng bán lẻ