1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
a. Doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ. Sự tăng lên về doanh số cho thấy quy mô hoạt động bảo lãnh được mở rộng, khối lượng khách hàng đang gia tăng, uy tín của ngân hàng ngày càng được củng cố. Chính vì vậy, khi nghiên cứu chất lượng hoạt động bảo lãnh cần phải xem xét đến tốc độ tăng trưởng doanh số bảo lãnh. Nếu ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bảo lãnh cao thì chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đã và đang đạt được kết quả khả quan.
Tốc độ tăng Doanh số bảo lãnh năm (t) - Doanh số bảo lãnh năm (t-1)
trưởng doanh =---.100%
số bảo lãnh Doanh số bảo lãnh năm (t-1)
b. Số dư bảo lãnh
Số dư bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng cấp cho khách hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm, sự gia tăng hoặc giảm sút của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc giảm sút của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng so với thời điểm so sánh. Quy mô số dư bảo lãnh càng cao chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng phát triển tốt, thể hiện ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách hàng. Ngược lại, quy mô số dư bảo lãnh thấp chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh còn yếu kém, khả năng tiếp thị và phát triển dịch vụ chưa cao.
c. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh là tổng số tiền mà ngân hàng thu được từ khách hàng về dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ phát sinh khác đi kèm. Chỉ tiêu này là một trong các chỉ tiêu trong doanh thu từ lãi của ngân hàng. Theo thông tư 49/2014/TT-NHNN - Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của chế độ BCTC đối với các TCTD ban hành kèm theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN và hệ thống các tài khoản kế toán các TCTD ban hành kèm theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh được phân loại lại từ “Thu nhập từ hoạt động dịch vụ” sang “Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự”.
Bên cạnh việc phản ánh tình hình bảo lãnh của ngân hàng, chỉ tiêu này còn phản ánh chính sách phí của ngân hàng. Để có sự đánh giá toàn diện, người ta thường xem xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ tương quan với các hoạt động khác thông qua các chỉ số như:
- Tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh trong tổng doanh thu từ lãi
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh so với tổng doanh thu từ các hoạt động tạo lãi mà ngân hàng cung cấp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đã có những đóng góp quan trọng trong cơ cấu nguồn thu từ lãi của ngân hàng.
Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
hoạt động bảo lãnh trong =---.100%
- Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu
Chỉ tiêu này giúp cho chúng ta nhìn nhận một các tổng quan về vai trò và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tỷ trọng doanh thu từ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
hoạt động bảo lãnh trong = ---.100%
tổng doanh thu (%) Tổng doanh thu
d. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh là tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh trong một khoảng thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong công tác marketing, chăm sóc khách hàng của hoạt động bảo lãnh và chỉ tiêu này cũng nói lên chất lượng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
e. Số món bảo lãnh
Số món bảo lãnh cho biết số lượng sản phẩm bảo lãnh được cung cấp cho khách hàng trong một khoảng thời gian. Kết hợp với chỉ tiêu số lượng khách hàng sẽ cho ta thấy mật độ sử dụng sản phẩm bảo lãnh của một khách hàng trong một khoảng thời gian, qua đó thể hiện sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính
a. Sự đa dạng của các sản phẩm bảo lãnh cung cấp
Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm này của một ngân hàng thương mại. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Đối với các ngân hàng chủ trương đẩy mạnh hoạt động này, danh mục sản phẩm bảo lãnh sẽ ngày càng phong phú và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngược lại, các ngân hàng ít quan tâm đến hoạt động này thì các sản phẩm sẽ nghèo nàn, sơ sài và giới hạn đối tượng khách hàng hơn.
b. Mạng lưới ngân hàng đại lý
Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến nghiệp vụ bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Một NHTM với mạng lưới ngân hàng đại
lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong nghiệp vụ bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài nhờ vị thế nhất định và khả năng hợp tác rộng rãi với các đối tác quốc tế.
c. Quy trình bảo lãnh
Ngày nay, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì yếu tố linh hoạt, chặt chẽ của quy trình bảo lãnh là rất quan trọng. Quy trình bảo lãnh chặt chẽ, rõ ràng sẽ giúp cho các cán bộ bảo lãnh có thể dễ dàng thực hiện giao dịch bảo lãnh cho khách hàng, giảm thiểu rủi ro, chi phí cho ngân hàng và còn làm tăng hiệu quả của hoạt động bảo lãnh.