Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 68 - 69)

Cùng với những định hướng phát triển kinh doanh nói chung, Techcombank cũng đã có những định hướng cụ thể cho nghiệp vụ bảo lãnh để phát triển nghiệp vụ này, vượt qua những khó khăn, tồn tại hiện có, tăng thu nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tiếp tục phát triển không ngừng hoạt động bảo lãnh: tăng doanh số bảo lãnh, số món bảo lãnh, doanh thu từ bảo lãnh cùng với việc nâng cao chất lượng bảo lãnh để đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí để đạt hiệu quả cao, củng cố vị thế của hoạt động bảo lãnh so với hoạt động khác.

Thứ hai, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cung ứng, tăng dần cả về tỷ trọng cũng như chất lượng của từng loại hình bảo lãnh. Tiếp tục phát triển những sản phẩm bảo lãnh truyền thống, trên cơ sở đó phát triển những sản phẩm bảo lãnh mới cùng với những dịch vụ đi kèm. Mở rộng hơn các giao dịch bảo lãnh ngoại thương, chú trọng các

dịch vụ khác có liên quan như tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ và các dịch

vụ khác, đảm bảo sự tích cực lẫn nhau giữa hoạt động bảo lãnh và các hoạt động khác.

Thứ ba, mở rộng thị trường, tăng cường củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, đặc biệt là với những khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng được bảo lãnh, tiến tới đáp ứng mọi nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, phù hợp với định hướng mở rộng quy mô, thị phần bảo lãnh trên thị trường, phân tán rủi ro theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Thứ tư, chuẩn hóa hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hướng đơn giản và thuận tiện cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh. Hoàn chỉnh quy trình, thủ tục bảo lãnh cũng như các hồ sơ liên quan.

Thứ năm, chú trọng hơn đến những hạn chế của hệ thống công nghệ, phần mềm áp dụng trong hoạt động bảo lãnh để tránh xảy ra sai sót hay gián đoạn trong qua trình thực hiện giao dịch. Đổi mới hệ thống máy tính lâu đời để cải tiến chất lượng và thời

gian thực hiện các giao dịch.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển chuyên môn nghiệp vụ song song với trau dồi kinh nghiệm, phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên; có các chương trình đào tạo về chuyên môn và chính sách khuyến khích thúc đẩy năng suất lao động nhân viên như lương, thưởng, chế độ bồi dưỡng khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 143 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w